Page 85 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 85
Ít ngày sau, khi sức khỏe của Võ Nguyên Giáp và Lê Thiết Hùng
đã phục hồi, Cụ Hồ giao các ông nhiệm vụ mới: Đánh thông đường
liên lạc xuống phía nam, nối Cao Bằng với Bắc Kạn - Thái Nguyên,
tạo điều kiện tiến dần về miền xuôi, nối được liên lạc với Trung ương.
3- VỮNG CHẮC NHẤT L LÒNG DÂN
Vấn đề liên lạc giữa căn cứ địa Cao Bằng với miền xuôi đã
được Cụ Hồ đặt ra ngay sau khi Cụ về nước và đặt Tổng hành dinh
ở Pác Bó. Sau Hội nghị Trung ương tháng 5/1941, Tổng Bí thư
Trường Chinh và hầu hết các ủy viên Trung ương đều trở về miền
xuôi để chỉ đạo phong trào ở đồng bằng. Từ khi Mặt trận Việt
Minh ra đời, phong trào cứu quốc phát triển nhanh và đặc biệt là
sau khi cuộc chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, tình hình
chuyển biến mau lẹ càng đòi hỏi phải khẩn trương đánh thông
đường liên lạc giữa Cụ Hồ với bộ phận Trung ương ở miền xuôi để
kịp thời nắm bắt thời cơ, chỉ đạo phong trào.
Từ tháng 3/1942, Cụ Hồ đã chỉ thị cho Tỉnh ủy Cao Bằng phải
mở rộng căn cứ địa, nối Cao Bằng với Bắc Sơn - Võ Nhai, xây dựng
thành một hành lang chính trị vững chắc từ miền núi xuống miền
xuôi để giữ vững liên lạc trong mọi tình huống. Đến tháng
7/1942, sau hơn một năm chỉ đạo cuộc vận động chính trị và phát
triển các đoàn thể cứu quốc, trên cơ sở đánh giá chỗ đứng chân ở
Cao Bằng đã mở rộng và được củng cố, Cụ Hồ quyết định phát
triển phong trào ra toàn liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng và tiến dần
xuống phía nam. Cụ giao nhiệm vụ cho Hoàng Văn Hoan mở
đường Đông tiến từ Đông Khê về Lạng Sơn, Đình Cả, Phạm Văn
Đồng mở đường Tây tiến sang hướng Hà Giang, Võ Nguyên Giáp
83