Page 339 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 339
Thời gian quân quản ở Sài Gòn, cơ quan chúng tôi phải di
chuyển đến nhiều nơi ở mới, trong đó có lý do của công tác bảo vệ.
Cứ mỗi lần dời cơ quan, chú Sáu lại dặn chúng tôi không được lấy
theo bất cứ thứ gì, kể cả dụng cụ nấu nướng, mà phải bàn giao đầy
đủ, nguyên vẹn và đoàng hoàng cho đơn vị mới.
Tôi nhớ có lần ông chủ rạp Rex, vì lý do sum họp gia đình nên
làm đơn xin ra nước ngoài. Ông trực tiếp gặp chú Sáu xin hiến cho
Nhà nước rạp Rex và tặng chú Sáu ngôi biệt thự số 41 Tú Xương
(Quận 3).
Được biết theo chính sách của Nhà nước lúc bấy giờ, chính quyền
Thành phố Hồ Chí Minh đã quản lý hai cơ sở trên, riêng nhà số 41
Tú Xương thì bố trí cho chú Sáu Dân và đơn vị ta ở và làm việc.
Khi được điều động ra Trung ương công tác, chú Sáu đã giao trả
lại nhà số 41 Tú Xương (Quận 3) cho thành phố và yêu cầu thành
phố lấy nhà này làm trường mầm non cho các cháu thiếu nhi. Đúng
là sau đó thành phố đã giao biệt thự số 41 Tú Xương cho Quận 3
để xây dựng trường mầm non mang tên Hoa Mai, rộng rãi, khang
trang, sạch đẹp. Trong thời gian đầu sau giải phóng, chú Sáu còn
phát động Thành phố Hồ Chí Minh “hãy dành tất cả những gì tốt
đẹp nhất cho thiếu nhi”. Nhiều quận, huyện đã hưởng ứng tích cực
phong trào này.
Tôi khâm phục ở chú Sáu không chỉ ở tài năng, mà còn ở đức độ.
Nhiều cuộc hội nghị, nhiều lần giải quyết công việc, dù khó khăn,
phức tạp, căng thẳng đến đâu, không bao giờ thấy chú Sáu nóng
nảy, quạu quọ hay to tiếng với ai. Chú luôn luôn lắng nghe, ghi chép,
sau đó phân tích, lý giải rồi phân công hỗ trợ nhau, tìm cách tháo gỡ,
khắc phục. Trước những sai lầm, thiếu sót của đồng chí, đồng đội,
chú phân tích, mổ xẻ đến chân tơ kẽ tóc và khi giải quyết thì đều
bằng biện pháp mềm dẻo và độ lượng.
Cái sâu thẳm nhất ở chú Sáu là “lo cho dân nghèo”, lúc nào, ở
đâu chú Sáu cũng nhắc đến vấn đề đó (đối với cán bộ các cấp). Chỉ
337