Page 357 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 357
ngủ lại ở nhà máy để có thì giờ và thuận tiện cho việc anh gặp gỡ và
làm việc với một số anh chị em công nhân.
Anh đi nghiên cứu Xí nghiệp dệt Việt Thắng lần đó gần một
tuần lễ.
Qua nghiên cứu thực tế tình hình ở một số xí nghiệp, thấy được
nguyên nhân của những khó khăn làm cho sản xuất không bung ra
được; những tháo gỡ, những việc làm sáng tạo của cơ sở sản xuất,
Ban Thường vụ Thành ủy đề ra một số chủ trương, chính sách, biện
pháp như: giành quyền chủ động (mở rộng quyền chủ động) cho
các cơ sở sản xuất, trong việc giải quyết các khó khăn trong sản
xuất, đời sống. Không ỷ lại trông chờ cấp trên. Bổ sung kế hoạch
(ngoài kế hoạch chính do Nhà nước cân đối, bổ sung phần kế hoạch
do xí nghiệp tự khai thác nguyên liệu, phế liệu và phần kế hoạch
liên kết hợp tác với các tỉnh, đơn vị khác). Hạn chế tình trạng công
nhân xí nghiệp quốc doanh nghỉ việc, hưởng 70% lương. Thực hiện
chính sách ba lợi ích, trong đó quan tâm đúng mức lợi ích của người
lao động. Thực hiện lương khoán, trả lương theo sản phẩm, thưởng
phát huy sáng kiến, tăng năng suất...
Tiếp theo, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
văn bản hướng dẫn các bước bổ sung ba phần kế hoạch như trên;
quy định tỷ lệ trích lợi nhuận, mức độ khen thưởng sáng kiến, đồng
thời, Ủy ban nhân dân thành phố ra quyết định khui kho (đối với các
kho do thành phố quản lý) để lấy nguyên liệu, vật tư cung ứng cho
các xí nghiệp sản xuất. Mặt khác, thành phố kiến nghị với Chính
phủ cho thành phố được sử dụng phế liệu phế thải trong các kho do
các bộ, ngành trung ương và quân đội quản lý.
Ngoài các giải pháp trên, thành phố còn chủ trương đẩy mạnh
xuất, nhập khẩu và thu đổi kiều hối để có ngoại tệ nhập nguyên
liệu, vật tư phục vụ sản xuất. Thành phố kiến nghị với Trung ương
được xuất, nhập khẩu trực tiếp sau khi đã hoàn thành chỉ tiêu xuất
đại ngạch cho Trung ương.
355