Page 165 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 165

Khi chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, vận dụng sáng tạo
                      chủ nghĩa Mác, Lênin đề ra nhiều luận điểm mới, khẳng định chủ nghĩa đế quốc
                      là thời đại của cách mạng vô sản và cách mạng vô sản có thể thắng lợi không

                      phải cùng một lúc ở nhiều nước, mà có thể thắng lợi ở một nước, khâu yếu nhất
                      trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc. Sự tiên đoán của Lênin được thắng
                      lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga chứng minh đúng đắn, từ đó mở ra thời đại
                      mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn
                      thế giới. Thấy trước cơn bão táp cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc,
                      phát triển khẩu hiệu của Mác trong thời đại mới, Lênin kêu gọi: “Giai cấp vô sản
                      và các dân tộc bị áp bức toàn thế giới, đoàn kết lại!”.
                            Khác với bối cảnh hoạt động cách mạng của các bậc thầy, Hồ Chí Minh
                      đảm trách sứ mệnh thức tỉnh các dân tộc bị áp bức vùng lên thực hiện sự nghiệp
                      giải phóng. Sau khi ra nước ngoài tìm đường cứu nước, trong thập niên đầu của
                      thế kỷ XX, Hồ Chí Minh chứng kiến cảnh những người nô lệ da đen bị đối xử
                      tàn  tệ,  cuộc  sống  nhiều dân tộc  bị nô dịch;  một  thế giới  quằn quại dưới  ách

                      thống trị của chủ nghĩa đế quốc. Sống trong lòng xã hội phương Tây, ở những
                      nước  tiêu biểu nhất,  tắm  mình trong phong trào công nhân châu Âu, Hồ Chí
                      Minh lần đầu tiên nhận ra rằng “ở Pháp cũng có người nghèo khổ như bên ta”;
                      “pho tượng Thần Tự Do đứng ở cảng Niu Oóc tuy bên ngoài rất đồ sộ, cao to,
                                                         1
                      nhưng bên trong thì rỗng tuếch” . Người rút ra kết luận: “Dù màu da có khác
                      nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị
                                                                                                          2
                      bóc lột. Mà cũng chỉ có một tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản” .
                      Người thấm thía tận cùng và dễ dàng cảm thông với các dân tộc bị áp bức và
                      những người lao động bị bóc lột.
                            Hòa quyện khát vọng giải phóng Tổ quốc mình với khát vọng giải phóng các
                                                                                       3
                      dân tộc bị áp bức, muốn “góp phần vào cách mạng thế giới” , Nguyễn Ái Quốc
                      sớm hòa nhập, tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động quốc tế. Bằng trí
                      tuệ và bản lĩnh của mình, Người từng bước thể hiện tinh thần tiêu biểu cho sự
                      thức tỉnh và vươn lên của các dân tộc bị áp bức và tầm vóc của một chiến sĩ cách
                      mạng quốc tế, hội tụ được trong mình cả sức vùng lên của các dân tộc bị áp bức
                      và chất tiền phong của giai cấp công nhân. Sự có mặt của Người ở Pari sau Cách
                      mạng Tháng Mười, trở thành thành viên của Đảng Xã hội Pháp, tham gia các hoạt
                      động của Ủy ban Quốc tế III để bảo vệ cách mạng Nga, tuyên truyền cho chủ
                      nghĩa xã hội, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp… là những hoạt động tiêu
                      biểu minh chứng hùng hồn cho sự cống hiến tích cực của Người vào sự nghiệp
                      giải phóng các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới.


                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 14, tr. 700.
                            2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 287.
                            3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 34.


                                                               163
   160   161   162   163   164   165   166   167   168   169   170