Page 166 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 166
Sau khi đến với chủ nghĩa Lênin, Hồ Chí Minh tiếp tục có nhiều hoạt động
đánh dấu sự bắt đầu hình thành và đi vào cuộc sống của một chiến lược cách
mạng vừa có ý nghĩa dân tộc, vừa có ý nghĩa quốc tế. Phạm Văn Đồng nhận xét
từ tia lửa chân lý lóe bừng khi đọc Luận cương của Lênin, tâm hồn Hồ Chí Minh
đã “cháy thành ngọn lửa về lý luận về cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ
thuộc, theo luận điểm cách mạng giải phóng dân tộc gắn với cách mạng xã hội
chủ nghĩa. Đầu những năm 20 của thế kỷ này, lý luận ấy được Hồ Chí Minh xây
dựng và dần dần hoàn chỉnh. Đó là sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-
Lênin, dựa trên niềm tin sâu xa vào khả năng của các dân tộc bị áp bức, vào sức
chủ động của cách mạng thuộc địa, trong sự phối hợp chặt chẽ với cách mạng
chính quốc trên tinh thần quốc tế vô sản. Vào thời điểm ấy, hệ thống luận điểm
của Hồ Chí Minh mới mẻ đến kỳ lạ, khó lòng tưởng tượng. Nó nằm trong dòng
sáng tạo cách mạng của những con người mà cống hiến lý luận và sự nghiệp đấu
1
tranh vạch đường cho thời đại” .
Mác và Ăngghen là sản phẩm của thời kỳ chủ nghĩa tư bản. Lênin là sản
phẩm của thời kỳ chủ nghĩa đế quốc. Sinh ra và lớn lên trong thời kỳ các dân tộc
bị áp bức vùng lên thực hiện sự nghiệp giải phóng, Hồ Chí Minh là sản phẩm
vừa của dân tộc vừa của thời đại. Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta,
non sông đất nước ta và thời đại chúng ta. Tổ chức UNESCO khẳng định Hồ
Chí Minh để lại một dấu ấn trong quá trình phát triển của nhân loại vì hòa bình,
độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Tiếp thu, kế thừa văn hóa, văn minh nhân loại, tạo khả năng giao hòa
những sự đa dạng, thúc đẩy sự xích lại gần nhau của các nền văn hóa
Mười năm trước khi ra đi tìm đường cứu nước, tuổi trẻ Hồ Chí Minh đã
biết tới nền văn minh Pháp và phương Tây. Trong các trường Pháp - bản xứ ở
Vinh, Huế và trường Quốc học Huế, Người được học chữ Pháp, biết đến các
từ Tự do - Bình đẳng - Bác ái. Người có điều kiện đọc những loại sách báo
của các nhà khai sáng Pháp như Môngtétxkiơ, Rútxô, Vônte. Văn minh
phương Tây với những thành tựu khoa học - kỹ thuật được chứng kiến tận
mắt đã khơi gợi tuổi trẻ Hồ Chí Minh tư duy tìm kiếm, khám phá, xem xét
văn hóa, văn minh nhân loại.
Khi còn trên ghế nhà trường Pháp - bản xứ, Hồ Chí Minh không nghĩ rằng
chữ Pháp là chữ của kẻ thù, phải tẩy chay không học như nhiều quan niệm khá
phổ biến lúc bấy giờ. Người cũng không học theo kiểu để biết dăm ba chữ Tây,
rồi kiếm một chân thông ngôn, ký lục trong bộ máy của chính quyền thuộc địa
như một số thanh niên theo học lúc đó vẫn kỳ vọng.
__________
1. Phạm Văn Đồng, Hồ Chí Minh tinh hoa và khí phách của dân tộc, Nxb. Chính trị quốc gia Sự
thật, Hà Nội, 2012, tr. 162.
164