Page 167 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 167
Ý định ra nước ngoài của Hồ Chí Minh là để khám phá, nắm bắt tri thức
nhân loại, xem “mẫu quốc”, làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem
những gì ẩn đằng sau những chữ Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Trên đất Pháp và các
nước tư bản, Hồ Chí Minh cho ta một bài học lớn về nhận thức bạn - thù. Người
phân biệt rạch ròi những tên thực dân độc ác và những người Pháp tốt. Người
không có ý định sang Pháp để chống lại nước Pháp, mà muốn bác bỏ mối quan
hệ bất bình đẳng, bất công, chính sách bóc lột và ngu dân đang diễn ra hằng
ngày, hằng giờ trên đất nước. Mặc dù nói tới hai chữ “văn minh” một cách đầy
khinh bỉ, nhưng Hồ Chí Minh không hề lẫn lộn giữa nền văn minh Pháp với bọn
thực dân xâm lược và chống lại bọn thực dân không có nghĩa là chống lại các
nền văn minh.
Hồ Chí Minh cho ta một nhận thức khoa học về sự phát triển của lịch sử
nhân loại. Theo Người, không phải mọi thành tựu dưới chế độ tư bản là của chủ
nghĩa tư bản và đều xấu xa. Cách tổ chức xã hội, luật pháp, khoa học - kỹ thuật
dưới chế độ tư bản là thành tựu mà nhân loại đã đạt được, góp phần phát triển
nhanh lực lượng sản xuất, tạo ra bộ mặt của nền văn minh nhân loại ta phải học
lấy. Với nhận thức đó, Hồ Chí Minh đã học cách tổ chức của các nước tư bản
phát triển và nghiên cứu, khám phá các nền dân chủ tư sản. Suy nghĩ và hành
động của Người cho thấy cần phải có bản lĩnh và biết cách khai thác văn minh
phương Tây để rèn vũ khí chống lại sự xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, giải
phóng dân tộc.
Hồ Chí Minh tìm thấy giá trị nhân loại trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776
của nước Mỹ, đó là quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Cách mạng Mỹ là hiện thân cho sức mạnh của dân tộc thuộc địa chống xâm lược
giành độc lập, tự do. Một chính khách người Anh viết: “Trong những thập niên
đầu của thế kỷ XX, ông (tức Nguyễn Ái Quốc - B.Đ.P) đã có cơ hội biết và yêu
nhân dân Mỹ, và qua sách báo, ông đã ngưỡng mộ chính khách của họ là
Abraham Lincoln. Cuộc chiến đấu của Lincoln chống chế độ nô lệ và sự bóc lột
lao động đối với ông Hồ như là một tiếng vọng của chính sứ mạng của mình là
1
giải phóng nhân dân Việt Nam” .
Người biết đến giá trị nhân loại của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
năm 1791 của cách mạng Pháp, đó là “người ta sinh ra tự do và bình đẳng về
quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Người phát hiện và khai thác những giá trị trong học thuyết của Khổng Tử là
sự tu dưỡng đạo đức cá nhân, của tôn giáo Giêxu là lòng bác ái cao cả, của chủ
nghĩa Mác là phương pháp làm việc biện chứng, của Tôn Dật Tiên là thích hợp với
điều kiện của nước ta. Người khẳng định tất cả những con người đó có một điểm
chung, đó là mưu cầu hạnh phúc cho loài người, mưu cầu phúc lợi cho xã hội.
__________
1. Hữu Ngọc, Phác thảo chân dung văn hóa Pháp, Sđd, tr. 22.
165