Page 171 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 171

Việt Nam diễn ra quyết liệt sôi nổi từ Bắc đến Nam như: Khởi nghĩa Phan Đình
                      Phùng, khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám... Đây cũng là lúc chủ nghĩa yêu nước Việt
                      Nam được tầng lớp sĩ phu khơi dậy và phát triển thành ngọn lửa đấu tranh cứu

                      nước.  Cũng  như  những  thanh  niên  khác,  Nguyễn  Tất  Thành  rất  khâm  phục
                      những lãnh tụ khởi nghĩa, Người kính trọng những vị quan lại có tinh thần yêu
                      nước, không cam chịu cúi đầu phục tùng thực dân Pháp, dám từ bỏ chốn quan
                      trường để chiêu binh chống giặc, yêu mến và cảm phục những nghĩa quân vốn là
                      những  người  nông  dân  vì  nghĩa  lớn  mà  xem  cái  chết  nhẹ  tựa  lông  hồng  để
                      đương đầu với giặc. Người cũng vô cùng ngưỡng mộ những ông vua dám từ bỏ
                      ngai vàng kêu gọi toàn dân chống Pháp.... Đây chính nhân tố vừa bồi đắp vừa
                      khơi dậy trong người thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành một tình cảm yêu nước,
                      thương dân, căm thù bọn xâm lược. Đặc biệt thông qua những buổi đàm đạo về
                      thời thế của cha mình với những người khoa cử trong vùng như Nguyễn Quý
                      Song, Phan Bội Châu.... Nguyễn Tất Thành sớm có những nhận thức mới về yêu
                      nước, về thương dân, đặc biệt là làm sao để tìm được cách khắc phục những hạn

                      chế mà cả dân tộc đang không giải quyết được như yêu nước tại sao không giữ
                      được nước? Căm thù giặc sao vẫn cúi đầu làm tôi cho giặc? Những cuộc khởi
                      nghĩa quật khởi thừa ý chí, thừa sự hy sinh sao vẫn thất bại?
                            Đặc biệt, trong thời gian Nguyễn Tất Thành sống và học tập tại Huế, Người
                      đã thường xuyên chứng kiến những cảnh tượng diễn ra hàng ngày của chế độ
                      thực dân nửa phong kiến điển hình, sự hiện diện của triều đình nhà Nguyễn chỉ
                      là con rối trong tay thực dân pháp. Người thường tự hỏi: Vì sao những vị quan
                      lớn trong triều đình luôn xưng là phụ mẫu của nhân nhân, phải cúi đầu cung
                      kính trước bọn thực dân Pháp xâm lược? Một sự cấu kết vì quyền lợi riêng tư
                      của nhà Nguyễn đã đẩy đất nước, nhân dân ngày càng chìm vào thảm cảnh tối

                      tăm, mờ mịt, đắm chìm trong đêm trường nô lệ. Đời sống của người dân bị chà
                      đạp một cách dã man, chính quyền thực dân phong kiến sẵn sàng hành hạ một
                      cách tàn nhẫn những người không nộp đủ tô, thuế. Các quyền lợi của nhân dân
                      bị tước đoạt một cách trắng trợn. Đối lập với cảnh sống xa hoa, lố lăng, phè
                      phỡn của bọn thực dân Pháp và quan lại là cảnh chết chóc, đói khát lầm than cơ
                      cực, những tiếng rên xiết ai oán của nhân dân. Nguyễn Tất Thành đã suy nghĩ
                      rất nhiều về nỗi khổ đau, bất hạnh của người dân, những cảnh tượng bất công
                      ngang trái và rất nhiều câu hỏi khác được đặt ra làm Người trăn trở: Có phải
                      chăng cuộc sống đau khổ của nhân dân là điều tự nhiên của xã hội? Hay sự hiện
                      diện  của  thực  dân  Pháp  tại  quê  hương  đất  nước  mình,  sự  đớn  hèn  của  triều
                      Nguyễn đã tiếp tay cho bọn thực dân đã gây nên nỗi tang tóc cho quê hương đất
                      nước? Mặc dù phải thường xuyên đối diện với thảm cảnh đau buồn như vậy,

                      nhưng người thanh niên Nguyễn Tất Thành vẫn không ngừng cố gắng học hành,
                      tích luỹ kiến thức, trau dồi tiếng Pháp để thực hiện ý tưởng của mình.
                            Tháng 4/1908, tại Huế, phong trào chống sưu cao, thuế nặng diễn ra khắp


                                                               169
   166   167   168   169   170   171   172   173   174   175   176