Page 173 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 173
những người đi trước. Cũng từ đó, Người quyết định sang phương Tây, nơi có
tư tưởng tự do, dân chủ và khoa học kỹ thuật hiện đại từ lâu vẫn luôn hấp dẫn
Người, với quyết tâm để biết, để học, để làm việc gì đó có ích cho dân mình
và nước mình. Với việc tham gia tích cực vào phong trào đấu tranh của nhân
dân, Nguyễn Tất Thành đã có sự chuyển biến rõ rệt từ tinh thần yêu nước đến
tìm đường cứu nước. Như vậy, quyết tâm giải phóng dân tộc bằng con đường
cách mạng mới là động lực trực tiếp để người thanh niên Nguyễn Tất Thành
ra đi tìm đường cứu nước.
Với tấm lòng yêu nước được hun đúc qua cảnh quê hương đất nước điêu
tàn, tiếng rên xiết của đồng bào dưới gót giày của quân xâm lược, với ý thức
tự tôn dân tộc, thân phận đau đáu của người dân mất nước và với quyết tâm
phải tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc chính là động lực to lớn
để thúc đẩy hoài bão, khát vọng cháy bỏng đem lại cuộc sống ấm no và yên
bình cho nhân dân. Tại bến cảng Sài Gòn, trên con tàu Amiral Latouche
Tréville, ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành rời quê hương
bắt đầu hành trình bôn ba hơn 30 năm ở nước ngoài để tìm đường cứu nước.
Từ một người tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc-Hồ
Chí Minh đã trở thành người dẫn đường cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng
lợi này đến thắng lợi khác. Tên tuổi và sự nghiệp huyền thoại của Chủ tịch
Hồ Chí Minh vẫn luôn gắn bó với muôn triệu trái tim của nhân dân Việt Nam
và bạn bè quốc tế. Nhà sử học người Mỹ Josephine Stenson đã khẳng định:
“Hồ Chí Minh là nhân cách của thời đại... Dân tộc Việt Nam mãi mãi tự hào
về Hồ Chí Minh; nền văn minh nhân loại của thế kỷ XX này tự hào có một vĩ
nhân được cả thế giới phong tặng Anh hùng giải phóng dân tộc và Danh nhân
văn hoá kiệt xuất. Hồ Chí Minh mãi mãi là tấm gương sáng về nhân cách một
1
con người thời đại cho mọi thế hệ tiếp sau” ./.
__________
1. Cao Huy Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua bài viết của một nhà sử học người Mỹ, Tạp chí
Sông Hương, Huế, số 135, tháng 5/2000.
171