Page 172 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 172

nơi. Với một trái tim cháy bỏng, khát khao mãnh liệt muốn làm một điều gì đó
                      để giúp ích cho đồng bào, đất nước. Người thanh niên Nguyễn Tất Thành tham
                      gia cuộc biểu tình chống thuế của nông dân Thừa Thiên. Chính quyền thực dân

                      phong kiến dùng vũ lực đàn áp cũng không làm cho Nguyễn Tất Thành khiếp sợ,
                      nhụt chí mà ngược lại, điều đó đã thôi thúc thêm tinh thần đấu tranh đánh đuổi
                      thực dân Pháp xâm lược và giải phóng đồng bào.
                            Năm  1910,  Người  đã  đến huyện  Bình  Khê (nay  là  huyện  Tây  Sơn,  tỉnh
                      Bình Định) để thăm cha. Thấy con trai đến Bình Khê, ông Nguyễn Sinh Sắc hỏi
                      con: “Con đến đây làm gì? - Con đến đây tìm cha. Nghe vậy, ông Sắc trìu mến
                                                                                            1
                      nói với con: Nước mất không lo đi tìm, tìm cha phỏng có ích gì?” . Câu nói của
                      cha khắc sâu vào tâm khảm đã tiếp thêm lửa và động lực to lớn để Người ra đi
                      tìm đường cứu nước. Nguyễn Tất Thành đã từ biệt thân phụ với niềm thôi thúc:
                      “Nước mất thì đi tìm hồn của nước”. Anh thầm nghĩ: Cảm ơn cha đã sinh thành,
                      nuôi dạy con khôn lớn và hiểu điều con đang ao ước lúc này. Sự giáo dục tư
                      tưởng cứu nước, cứu dân và đặt niềm tin vào con mình của cụ Nguyễn Sinh Sắc

                      đã tạo thành ý chí, nghị lực và động lực cho Nguyễn Tất Thành.
                            Con đường mà Nguyễn Tất Thành lựa chọn khác hẳn với những con đường
                      của các nhà yêu nước lúc bấy giờ. Quyết định đó dựa trên cơ sở là sự nhìn nhận
                      thấu đáo vấn đề cấp bách của xã hội Việt Nam lúc ấy là phải đưa dân tộc thoát
                      khỏi tình cảnh đen tối như không có đường ra. Người nhận thấy những mặt hạn
                      chế của những nhà yêu nước trước đó không còn phù hợp với tình hình mới. Cụ
                      Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật để đánh Pháp khác nào “đưa hổ cửa trước,
                      rước beo cửa sau”. Cụ Phan Châu Trinh muốn dựa vào chính thực dân Pháp để
                      đánh đổ phong kiến Nam triều và cải cách canh tân đất nước thì “chẳng khác gì
                      đến xin giặc rủ lòng thương”. Anh hùng nông dân áo vải Hoàng Hoa Thám dựng

                      cờ khởi nghĩa gần 30 năm vẫn còn “nặng cốt cách phong kiến”, chủ trương đánh
                      đổ thực dân Pháp nhưng khôi phục lại chế độ phong kiến. Những nhận định,
                      đánh giá đó là kết quả của một quá trình trăn trở, suy nghĩ, tìm hiểu, đối chiếu,
                      so sánh công phu của một tư duy độc lập, nhạy cảm với thời cuộc. Mặt khác, với
                      vốn Hán học khá tinh thông được thừa hưởng từ những người thầy, nhất là thầy
                      đồ Hoàng Đường và cha của Người là Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Người rất
                      hiểu  một  đạo  lý  của  người  phương  Đông  nói  chung  và  Việt  Nam  nói  riêng
                      “muốn bắt cọp thì phải vào hang cọp”.
                            Tình hình đất nước rối ren lúc bấy giờ đã đặt ra với mỗi người dân yêu
                      nước câu hỏi: Phải làm cách nào để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn nhất,
                      không lẽ con Lạc, cháu Hồng ngày phải chết dần chết mòn dưới đế dày của
                      quân xâm lược hay sao? Những nhận thức đó đã giúp Nguyễn Tất Thành nhìn

                      nhận rõ được rằng, muốn chiến thắng kẻ thù không nên đi theo con đường của

                      __________
                            1. Trần Minh Siêu, Những người thân trong gia đình Bác Hồ, Nxb. Nghệ An, 1996, tr. 35.


                                                               170
   167   168   169   170   171   172   173   174   175   176   177