Page 176 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 176

Thứ hai, nhân tố gia đình
                            Nguyễn Tất Thành may mắn sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước.
                      Thân  sinh  ra  Người  là  ông  Nguyễn  Sinh  Sắc  và  bà  Hoàng  Thị  Loan.  Ông

                      Nguyễn Sinh Sắc mồ côi cả cha lẫn mẹ khi còn rất nhỏ. Từ nhỏ ông Nguyễn
                      Sinh Sắc phải sống thiếu thốn tình  yêu thương của gia đình. Do vậy,  khi  trở
                      thành người cha, ông đã dành hết tâm huyết, tình thương yêu của mình để nuôi
                      dạy các con nên người. Ông thi đỗ Phó bảng nhưng không như bao người đỗ đạt
                      cùng thời, ông Nguyễn Sinh Sắc từ chối ra làm quan để ở nhà làm nghề dạy học.
                      Bởi theo ông: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ” (Quan trường là
                                                                            1
                      nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn) . Trong những năm tháng từ
                      chối ra làm quan, ông là người đầu tiên trực tiếp dạy dỗ cho các con trai mình.
                      Bằng tình yêu thương, sự từng trải, vốn kiến thức sâu rộng uyên bác, cộng với
                      linh  cảm  của  một  người  cha,  ông  đã  nhận  ra  ở  người  con  trai  thứ  của  mình
                      những tố chất đặc biệt. Chính vì vậy, ông rất hi vọng và có chủ đích định hình
                      chí hướng yêu nước cho Nguyễn Tất Thành từ rất sớm.

                            Ngoài người thân sinh ra mình, Nguyễn Tất Thành còn được cha cho đến
                      học với những người thầy ở trong vùng nổi tiếng giàu lòng yêu nước, thương
                      dân, có tư tưởng rất tiến bộ như: Hoàng Phan Quỳnh, Vương Thúc Quý, Trần
                      Thân... Hay, mỗi khi có những người bạn đến nhà chơi, đặc biệt là những người
                      bạn có cùng quan điểm chống phong kiến, chống thực dân Pháp xâm lược như
                      Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý, Đặng Thái Thân… ông Nguyễn Sinh Sắc đã
                      rất khéo léo để người con trai thứ của mình tiếp nước phục vụ cuộc trò chuyện
                      và cho anh ngồi ở góc nhà để nghe ông và các bạn bàn bạc việc cứu nước. Qua
                      các câu chuyện giữa cha và các vị khách đã từng bước giúp Nguyễn Tất Thành
                      hiểu rõ thời cuộc, biết được nỗi day dứt của các bậc cha chú mình trong việc tìm

                      cách cứu nước.
                            Bên  cạnh  đó,  những  lúc  có  điều  kiện,  ông  Nguyễn  Sinh  Sắc  còn  cho
                      Nguyễn Tất Thành đi thăm các di tích văn hóa lịch sử, các đền thờ, miếu, đến
                      những nơi có phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra sôi nổi, anh dũng; hay
                      đến gặp gỡ và tiếp xúc với các văn thân sĩ phu yêu nước ở Trung kỳ và Bắc kỳ.
                      Từ các chuyến đi, các buổi trò chuyện đó đã giúp Nguyễn Tất Thành mắt thấy,
                      tai nghe những cảnh cơ cực, lầm  than cũng như thấy được lòng oán hận của
                      những người dân mất nước. Cũng qua các buổi đi thực tế, cộng với những kiến
                      thức tích lũy có được đã giúp Người từng bước hiểu rõ hơn sự bất lực, bế tắc của
                      các con đường cứu nước bao phủ khắp các vùng miền, từ đó định hình cho mình
                      một ý nghĩ mới. Vì vậy, trong một lần trả lời nhà văn Mỹ Anna Louis Strong,
                      Người kể lại: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này


                      __________
                            1. Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2012,
                      tr. 10.


                                                               174
   171   172   173   174   175   176   177   178   179   180   181