Page 177 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 177

thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thóat khỏi ách thống trị của Pháp.
                      Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài
                                                                                                          1
                      xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi” .
                      Yêu con, thương con nhưng Nguyễn Sinh Sắc không ở bên cạnh con hay yêu
                      cầu con phải ở bên cạnh mình để nhờ cậy. Khi nhận thấy con mình đã trưởng
                      thành, ông đã đốc thúc Nguyễn Tất Thành phải gác chuyện tình cảm riêng tư của
                      gia đình để lo cho vận mệnh đất nước. Theo lịch sử ghi lại: Khi thấy con trai
                      trên đường từ Huế vào Nam đến thăm cha, cụ Nguyễn Sinh Sắc đã hỏi con: -
                      “Con đến đây làm gì?” - “Con đến đây tìm cha”. Nghe vậy, cụ Sắc trìu mến nói
                                                                                             2
                      với con: - “Nước mất không lo đi tìm, tìm cha phỏng có ích gì?” . Câu nói đó
                      của cha đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành mạnh mẽ, nhanh chóng ra đi tìm đường
                      cứu nước.
                            Bên cạnh người cha, Nguyễn Tất Thành còn nhận được sự ảnh hưởng sâu
                      sắc từ người mẹ, bà Hoàng Thị Loan. Thân mẫu của Nguyễn Tất Thành sinh ra
                      và lớn lên trong một gia đình Nho học, cha là ông Hoàng Xuân Đường và mẹ

                      là bà Nguyễn Thị Kép. Bà Hoàng Thị Loan được sống trong một vùng quê giàu
                      truyền thống yêu nước, sớm được hấp thụ những làn điệu dân ca ví dặm đầy
                      triết lý nhân sinh, nghĩa tình. Bà là người phụ nữ tần tảo, nhân hậu, hi sinh vì
                      chồng, con. Với thiên chức là người mẹ, bà đã dạy cho con mình đức tính giản
                      dị, khiêm nhường, yêu lao động, quý trọng con người, đối nhân xử thế nhân
                      nghĩa. Bằng tình yêu thương của người mẹ, bằng những kinh nghiệm sống vốn
                      có, bà đã giáo dục, rèn luyện các con mình có lối sống tự lập, giản dị từ khi còn
                      rất nhỏ.
                            Chính từ việc được gia đình giáo dục, rèn luyện từ rất sớm đó nên khi hai
                      anh em Nguyễn Tất Thành phải xa gia đình để đến trường học tập, họ đã hòa

                      nhập rất nhanh, tự lo được cho bản thân mà không cần sự giúp đỡ của cha mẹ.
                      Cũng  chính  lối  sống  tự  lập  đó  đã  giúp  Nguyễn  Tất  Thành ngày  càng  trưởng
                      thành, có niềm tin vững chắc ở bản thân khi quyết tâm ra đi thực hiện hoài bão.
                      Theo lịch sử ghi lại, trước khi ra đi tìm đường cứu nước, anh tâm sự với người
                      bạn của mình: “Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi
                      xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi
                      một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví như khi đau ốm… Anh muốn đi với
                      tôi không?”. Khi người bạn hỏi lấy tiền đâu mà đi, anh Thành vừa nói, vừa giơ
                      hai bàn tay: “Đây, tiền đây… Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc
                                            3
                      gì để sống và để đi” . Hay sau này, trong suốt hành trình ra đi tìm đường cứu
                      __________
                            1. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, t. 1, tr. 30.
                            2. Thành Long, Xúc động thăm nơi Bác Hồ gặp phụ thân lần cuối, theo website www.vov.vn,
                      ngày 16/5/2020.
                            3. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Văn học, Hà
                      Nội, 1970, tr. 10.


                                                               175
   172   173   174   175   176   177   178   179   180   181   182