Page 178 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 178
nước, Nguyễn Tất Thành luôn có ý thức tự học hỏi, tự lao động, tự làm rất nhiều
ngành nghề khác nhau để sinh sống.
Ngoài người cha, người mẹ, những người thân trong gia đình Nguyễn Tất
Thành như chị gái, anh trai cũng đều là những con người nhân hậu, giàu lòng
yêu nước, thương dân, sống có lý tưởng. Có thể nói, truyền thống gia đình
không chỉ là nơi nuôi dưỡng Nguyễn Tất Thành khôn lớn mà còn là nơi đầu tiên
định hình nên chí hướng, trang bị những kỹ năng cần thiết để Nguyễn Tất Thành
xác định rõ mục đích, có được sự tự tin vào năng lực của bản thân để quyết tâm
ra đi thực hiện ước mơ, lý tưởng của mình là cứu nước, cứu dân.
Thứ ba, nhân tố nhà trường
Khác với một số người yêu nước khi đó, căm thù thực dân Pháp là bài bác
luôn cả văn hóa Pháp, xa lánh và không cho con em mình học trong trường Pháp
và chữ của Pháp thì Nguyễn Sinh Sắc ngược lại, ông có cách nhìn cởi mở và tiến
bộ. Ông căm phẫn chính quyền Pháp và chính sách cai trị của thực dân Pháp
nhưng ông rất trân trọng các giá trị văn hóa và nền văn minh của Pháp và rất
muốn tìm hiểu về nó. Chính ông là người tự học tiếng Pháp và là người thầy đầu
tiên dạy tiếng Pháp cho con trai mình. Đặc biệt, khi Toàn quyền Đông Dương
mở trường Pháp bản xứ tại Vinh (chương trình học nhiều về tiếng Pháp) tháng
9/1905, ông đã quyết định cho hai người con trai từ Nam Đàn xuống thành phố
Vinh học. Tiếp đó, từ năm 1906-1908, khi vào nhận chức ở Huế, Nguyễn Tất
Thành lại được cha cho đi theo và đến học tại trường Tiểu học Pháp - Việt Đông
Ba và Trường Quốc học Huế. Ngay cả khi bị triều đình giáng chức phải vào
Bình Khê, Bình Định làm một chức quan nhỏ, Nguyễn Tất Thành cũng được cha
gửi vào trước để đến nhà thầy giáo Phạm Ngọc Thọ với mục đích học thêm văn
hóa, nhất là tiếng Pháp.
Bên cạnh sự chỉ dẫn của cha, trong thời gian học tại trường Quốc học Huế,
Nguyễn Tất Thành còn chủ động tiếp xúc với nhiều loại sách báo của Pháp,
được những thầy giáo của Trường Quốc học Huế, trong đó có cả những người
thầy đến từ Pháp và những người thầy Việt Nam rất yêu nước, có tư tưởng tiến
bộ dạy như thầy Hoàng Thông, thầy Lê Văn Miến... Từ việc biết tiếng Pháp,
hiểu được nền văn minh Pháp và các nền văn minh khác khi đang ngồi trên ghế
nhà trường đã giúp Nguyễn Tất Thành đến với những tư tưởng, văn hóa tiến bộ,
đặc biệt là những giá trị dân chủ, nhân quyền của cách mạng tư sản Pháp từ khá
sớm. Vậy nên, năm 1923, tại Mátxcơva, khi trả lời cuộc phỏng vấn của phóng
viên tạp chí Ogoniok (Ngọn lửa nhỏ), Người đã giải thích quyết định ra đi và
đến Pháp của mình: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ
Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là
1
người Pháp… tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp” .
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 461.
176