Page 195 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 195
phá sản, ngày càng cực khổ. Về chính trị, đế quốc Pháp thực hành chính sách
chính trị chuyên chế với lối cai trị trực tiếp bằng bộ máy công chức chuyên
nghiệp người Pháp, thâu tóm mọi quyền hành. Đứng đầu bộ máy cai trị ở Đông
Dương là một tên Toàn quyền người Pháp. Ở Nam Kỳ có Thống đốc, Bắc Kỳ có
Thống sứ, Trung Kỳ có Khâm sứ, mỗi tỉnh có một Công sứ đều là người Pháp.
Triều đình nhà Nguyễn chỉ đóng vai trò bù nhìn. Với bộ máy nhà nước thuộc địa
như vậy, chúng thẳng tay đàn áp, không cho dân ta một chút tự do, dân chủ nào.
Cùng với chính sách đàn áp dã man phong trào yêu nước, chúng còn dùng chính
sách chia để trị, chia nước ta thành ba kỳ với ba hình thức cai trị khác nhau
nhằm chia rẽ và gây hận thù giữa các dân tộc. Nhận định về chính sách “chia để
trị”, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Chủ nghĩa thực dân Pháp không hề thay
đổi cái châm ngôn “chia để trị” của nó. Chính vì thế, một nước An Nam, một n-
ước có chung một dân tộc, chung một dòng máu, chung một phong tục, chung
một lịch sử, chung một truyền thống, chung một tiếng nói, đã bị chia năm xẻ
1
bảy” . Chúng còn bóp nghẹt quyền tự do, dân chủ, đàn áp dã man mọi hoạt động
yêu nước của nhân dân ta. Về văn hóa, xã hội, đế quốc Pháp thi hành chính sách
ngu dân, truyền bá văn hóa nô dịch, đồi trụy, phản động, khuyến khích đồi
phong bại tục, gây tâm lý tự ti, vong bản. Chúng tước hết mọi quyền sống của
con người, lập nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng tìm mọi cách để ngăn chặn
ảnh hưởng của các trào lưu văn hóa tiến bộ trên thế giới vào Việt Nam. Đúng
như đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Làm cho dân ngu để dễ trị, đó là chính
2
sách mà các nhà cầm quyền ở các thuộc địa của chúng ta ưa dùng nhất” .
Cũng vào thời điểm đó, các trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản trên thế giới
dồn dập dội vào nước ta: nước Nhật duy tân, chủ nghĩa tam dân của Tôn Trung
Sơn, tư tưởng dân tộc, dân quyền của Lương Khải Siêu và Khang Hữu Vi, tư
tưởng của Cách mạng tư sản Pháp, tư tưởng của cuộc Cách mạng Nga, v.v..
Dưới ảnh hưởng của các trào lưu tư tưởng trên, phong trào yêu nước ở Việt Nam
chuyển sang khuynh hướng mới mà ta thường gọi là cuộc vận động dân tộc dân
chủ tư sản, tiêu biểu là các phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, Đông Kinh
Nghĩa Thục của Lương Văn Can, cải cách dân chủ của Phan Châu Trinh, phong
trào chống thuế ở Trung Kỳ, v.v… Sau một thời gian phát triển rầm rộ, các
phong trào trên cũng nối tiếp nhau tan rã trước sự đàn áp man rợ của đế quốc
Pháp. Mặc dù còn thụ động, ấu trĩ, chưa tin vào sức mạnh của chính dân tộc
mình, mà nặng về cầu viện, cải cách, nhưng giải pháp mới theo khuynh hướng
dân chủ tư sản chí ít cũng đặt vấn đề của dân tộc Việt Nam trong mối quan hệ
quốc tế và thời đại nhất định.
Những thay đổi về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trên đây dẫn đến
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 125.
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 108.
193