Page 197 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 197

bức, bóc lột dã man của bọn thực dân, phong kiến, đã hình thành ở anh lòng yêu
                      nước, thương dân, căm thù giặc sâu sắc. “Người thiếu niên ấy đã sớm hiểu biết
                      và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào. Lúc bấy giờ, anh đã có chí
                                                              1
                      đuổi thực dân, giải phóng đồng bào” . Cái nôi gia đình, quê hương đã hun đúc
                      cho Nguyễn Tất Thành sớm có tinh thần yêu nước, căm thù giặc và ý chí đánh
                      đuổi bọn thực dân. Năm 1906, Nguyễn Tất Thành vào học ở Trường Tiểu học
                      Pháp - Việt Đông Ba, năm sau vào học Trường Quốc học Huế. Tại đây, anh có
                      điều kiện bổ sung vốn kiến thức Nho học, tiếp thu văn hóa phương Tây. Vốn
                      văn hóa đó giúp anh có khả năng suy xét và hoạt động có tư duy. Vào những
                      năm này, ở Kinh thành Huế như một dòng nước xoáy, cuốn hút mọi tầng lớp
                      tham gia hưởng ứng các phong trào yêu nước. Năm 1908, ở Huế và Trung Kỳ
                      bùng nổ phong trào kháng thuế rầm rộ, Nguyễn Tất Thành cùng số đông học
                      sinh Trường Quốc học tích cực tham gia phong trào, nhưng thực dân Pháp đàn
                      áp dã man phong trào. Thất bại của phong trào chống thuế ở Huế cũng như ở
                      Trung Kỳ cùng các phong trào yêu nước chống Pháp đầu thế kỷ XX, làm cho

                      Nguyễn Tất Thành nhận rõ hơn bản chất dã man của bọn thực dân và cũng làm
                      cho anh sớm thấy được sức mạnh đấu tranh của quần chúng khi được tổ chức.
                            Từ các sự kiện trên, Nguyễn Tất Thành suy nghĩ, cân nhắc chọn cho mình
                      con đường cứu nước, giải  phóng dân tộc. Anh khâm phục các cụ Phan  Đình
                      Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu, nhưng không
                      hoàn toàn tán thành cách làm của các cụ. Anh phân tích đúng đắn những điều
                      kiện khách quan và chủ quan trong xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX để đi đến kết
                      luận: cụ Phan Châu Trinh chủ trương chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải cách,
                      điều đó chẳng khác gì “xin giặc rủ lòng thương”; cụ Phan Bội Châu hy vọng
                      Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp, chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”;

                      cụ Hoàng Hoa Thám còn thực tế hơn, trực tiếp đấu tranh chống Pháp, nhưng
                      “còn  nặng  cốt  cách  phong  kiến”.  Vì  vậy,  Nguyễn  Tất  Thành  chọn  cho  mình
                      hướng đi mới, đó là tìm cách đến các nước phương Tây để tìm cách làm mới,
                      phương pháp mới, rồi trở về nước giúp Tổ quốc, giúp đồng bào. Quyết định này
                      về sau Người có nói: “Nhân dân Việt Nam, trong đó có cụ thân sinh ra tôi, lúc
                      này thường tự hỏi ai là người sẽ giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp.
                      Người này nghĩ là Nhật, người khác lại nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi
                                                                      2
                      thì thấy phải đi ra nước ngoài để xem cho rõ” . Như vậy, quyết định của Nguyễn
                      Tất Thành có mục đích rõ ràng và có định hướng cụ thể. Với ý định đó, sau khi
                      rời Huế vào Phan Thiết dạy học một thời gian, đầu năm 1911, anh vào Sài Gòn
                      chuẩn bị rời Tổ quốc đi tìm chân lý cách mạng. Trong lúc đất nước đang trong
                      __________
                            1.Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự thật, Hà Nội,
                      1984, tr. 13.
                            2.  A.  Lui  Stơrông,  Ba  lần  nói  chuyện  với  Chủ  tịch  Hồ  Chí  Minh,  Báo  Nhân  Dân,  ngày
                      19/5/1965.


                                                               195
   192   193   194   195   196   197   198   199   200   201   202