Page 194 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 194

Trong bối cảnh trên của tình hình quốc tế, Việt Nam cũng bị chi phối bởi
                      những điều kiện lịch sử đó. Việt Nam là một quốc gia hình thành sớm, ý thức
                      quốc gia, dân tộc, làm chủ đất nước của cộng đồng người Việt có từ ngàn xưa.

                      Cuộc đấu tranh chống thiên nhiên và giặc ngoại xâm trong hàng ngàn năm lịch
                      sử đã hun đúc cho dân tộc Việt Nam những truyền thống tốt đẹp: yêu nước nồng
                      nàn, độc lập tự chủ, kiên cường bất khuất, đoàn kết thống nhất, nhân ái khoan
                      dung… Vào giữa thế kỷ thứ XIX, đế quốc Pháp nổ súng đánh chiếm nước ta.
                      Trước hành động xâm lược của đế quốc Pháp, chế độ phong kiến mà đại biểu là
                      triều đình nhà Nguyễn đã ký hiệp ước đầu hàng từng bước và đến năm 1884 ký
                      hiệp ước bán đứt nước ta cho đế quốc Pháp. Chế độ phong kiến Việt Nam tới
                      đây bộc lộ rõ sự bất lực và phản động. Mặc dù vậy, các phong trào yêu nước
                      chống Pháp của nhân dân ta diễn ra liên tục khắp Bắc, Trung, Nam, từ các cuộc
                      khởi nghĩa Bình Tây ở lục tỉnh Nam Kỳ kéo dài đến đầu thế kỷ XX. Cuộc chiến
                      đấu vô cùng anh dũng của nhân dân ta đã gây cho bọn xâm lược rất nhiều khó
                      khăn, thiệt hại. Phải mất một phần ba thế kỷ, đế quốc Pháp mới đặt được ách

                      thống trị trên đất nước ta. Tuy nhiên, các cuộc kháng chiến anh dũng đó đều
                      không thành công.
                            Năm  1885, phong trào  Cần vương dưới  sự lãnh đạo  của  các  sĩ  phu  yêu
                      nước phát triển rầm rộ, nhưng cũng chỉ kéo dài được đến năm 1896. Tuy các sĩ
                      phu giàu lòng yêu nước, nhưng không có khả năng vạch ra được giải pháp mới
                      phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và xu thế phát triển của thời đại. Đến cuối thế kỷ
                      XIX, các phong trào yêu nước chống Pháp đều bị thất bại. Bởi kẻ thù mới này
                      có tiềm lực kinh tế, có đội quân xâm lược nhà nghề, có ưu thế về vũ khí, kỹ
                      thuật và phương tiện chiến tranh. Nhận định phong trào chống Pháp của nhân
                      dân ta giai đoạn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Phong trào giải phóng dân

                      tộc  ở  Việt  Nam  không  ngừng  phát  triển,  kẻ  trước  ngã,  người  sau  đứng  dậy.
                      Nhưng tất cả những cuộc khởi nghĩa yêu nước ấy đã bị dìm trong máu. Những
                                                                       1
                      đám mây đen lại bao phủ đất nước Việt Nam” .
                            Sang đầu thế kỷ XX, sau khi đã cơ bản hoàn thành giai đoạn vũ trang xâm
                      lược, đế quốc Pháp tiến hành kế họach “khai thác thuộc địa” nhằm vơ vét, bóc
                      lột nhân dân ta. Dưới chế độ bóc lột và thống trị của đế quốc Pháp, xã hội Việt
                      Nam có nhiều thay đổi quan trọng: Về kinh tế, để thu được lợi nhuận tối đa, đế
                      quốc Pháp thi hành chính sách kinh tế thực dân, đó là duy trì phương thức sản
                      xuất  phong  kiến  kết  hợp  với  việc  thiết  lập  phương  thức  sản  xuất  tư  bản  chủ
                      nghĩa dưới hình thức thực dân. Chúng còn thực hành thủ đoạn độc quyền kinh tế
                      và bóc lột phi kinh tế với chế độ thuế khóa vô cùng nặng nề và hết sức vô lý,
                      làm cho nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng lạc hậu, hoàn toàn phụ thuộc

                      vào kinh tế Pháp, nhân dân Việt Nam bị bần cùng hóa, nông dân, thợ thủ công

                      __________
                             1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 12, tr. 29-30.


                                                               192
   189   190   191   192   193   194   195   196   197   198   199