Page 192 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 192

BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC

                              KHI NGUYỄN TẤT THÀNH RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC



                                                               PGS.TS. LÊ VĂN YÊN
                                                          Nguyên Ủy viên Hội đồng Biên tập
                                                       Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật



                            Vào giữa thế kỷ XIX, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thống trị ở
                      Tây Âu và Bắc Mỹ, điển hình là Anh, Pháp, Đức, Mỹ. Ở các nước này, giai cấp
                      tư sản tăng cường áp bức, bóc lột giai cấp công nhân làm cho mâu thuẫn cơ bản
                      giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản trở nên gay gắt. Cuộc đấu tranh của

                      giai cấp công nhân với chủ nghĩa tư bản đòi hỏi phải có lý luận tiền phong dẫn
                      đường. Để đáp ứng đòi hỏi đó, chủ nghĩa Mác ra đời với Tuyên ngôn của Đảng
                      Cộng sản với khẩu hiệu chiến lược Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!. Lý luận
                      của chủ nghĩa Mác khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là lật đổ
                      chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng xã hội mới, xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đến
                      cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản thế giới chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ
                      nghĩa, mở rộng xâm chiếm thuộc địa, đặt ách thống trị thực dân dưới nhiều hình

                      thức ở khắp các nước Á, Phi, Mỹ Latinh. Thế giới bị chia làm hai: một khu vực
                      gồm các nước tư bản có nền công nghiệp phát triển, thường được gọi là phương
                      Tây, khu vực còn lại gồm các nước thuộc địa và phụ thuộc, thường được gọi là
                      phương Đông.
                            Trong khi các nước tư bản phương Tây chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ
                      nghĩa thì các nước phương Đông vẫn là những quốc gia phong kiến chuyên chế

                      tập quyền. Hai lục địa lớn là châu Á và châu Phi trở thành đối tượng xâm lược
                      của chủ nghĩa tư bản phương Tây. Các nước Ấn Độ, Mianma, Malaixia… lần
                      lượt rơi vào ách thống trị của Anh, Inđônêxia nằm trong sự khống chế của Hà
                      Lan, Philíppin từ tay Tây Ban Nha chuyển sang tay Mỹ. Sau cuộc chiến tranh
                      thuốc  phiện  (1839-1842),  triều  đình  Mãn  Thanh  (Trung  Quốc)  buộc  phải  cắt
                      Hương Cảng cho Anh và mở cửa nhiều hải cảng lớn cho tư bản phương Tây
                      thâm nhập. Dưới sức ép bằng vũ lực của Mỹ và phương Tây, Nhật Bản cũng
                      phải mở cửa cho những nước này tự do thông thương. Cuộc chạy đua tìm kiếm
                      thị trường, tranh giành xâm chiếm thuộc địa, chủ nghĩa đế quốc đã căn bản hoàn



                                                               190
   187   188   189   190   191   192   193   194   195   196   197