Page 193 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 193
thành việc phân chia thế giới, đặt ách thống trị thực dân ở khắp các nước Á, Phi
và Mỹ Latinh. Hệ thống thuộc địa trở thành cơ sở quan trọng nhất cho sự tồn tại
của chủ nghĩa đế quốc, bởi: “Tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản quốc tế đều
lấy ở các xứ thuộc địa. Đó là nơi chủ nghĩa tư bản lấy nguyên liệu cho các nhà
máy của nó, nơi nó đầu tư, tiêu thụ hàng, mộ nhân công rẻ mạt cho đạo quân lao
động của nó, và nhất là tuyển những binh lính người bản xứ cho các đạo quân
1
phản cách mạng của nó” . Vấn đề đặt ra cho các nước thuộc địa và phụ thuộc là
làm thế nào để thoát khỏi ách thống trị thực dân. Cùng với những mâu thuẫn
giữa tư sản và vô sản, giữa các nước đế quốc với nhau trong việc tranh giành
thuộc địa, thế giới hình thành mâu thuẫn mới: mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc
địa với chủ nghĩa đế quốc, thực dân và trở thành điều kiện khách quan cho
phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa gắn bó với phong trào cách mạng
của giai cấp công nhân ở các nước tư bản.
Sang đầu thế kỷ XX, nhiều sự kiện lịch sử diễn ra dồn dập, báo trước bước
chuyển biến của tình hình quốc tế. Cuộc Cách mạng năm 1905 ở Nga, cuộc
Cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc, cuộc xung đột, tranh giành thuộc
địa giữa các nước đế quốc đã dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất
(1914-1918), v.v., làm cho các mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa đế quốc trở nên
gay gắt. Cùng với phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở các nước tư
bản, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc
bùng lên mạnh mẽ, điển hình là Trung Quốc, Ấn Độ, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ,
Ápganixtan, Việt Nam, Inđônêxia, v.v… Bão táp cách mạng với “phương Đông
thức tỉnh” là nét đặc sắc của tình hình quốc tế trong giai đoạn này. Trong bối
cảnh lịch sử ấy, V.I. Lênin đã phân tích tình hình cụ thể, tiếp tục phát triển chủ
nghĩa Mác trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, đề ra lý luận cách mạng vô sản có
thể thành công ở một số nước, thậm chí trong một nước tư bản phát triển trung
bình; đồng thời nêu lên nguyên lý về cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa, về
sự đoàn kết giữa giai cấp vô sản ở các nước tư bản với các dân tộc thuộc địa
trong cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Thực tiễn chứng
minh lý luận của V.I. Lênin là đúng với thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng
Mười Nga năm 1917 dưới sự lãnh đạo của Người và Đảng Bônsêvích Nga.
Thắng lợi đó là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới. Năm
1919, V.I. Lênin cùng các nhà cách mạng chân chính ở các nước thành lập Quốc
tế Cộng sản - một tổ chức quốc tế của phong trào cách mạng thế giới; đồng thời
phát triển khẩu hiệu chiến lược của Mác thành: Vô sản tất cả các nước và các
dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại! Quốc tế Cộng sản ra đời đánh dấu bước phát
triển mới về chất của phong trào cách mạng vô sản và phong trào giải phóng dân
tộc trên phạm vi quốc tế.
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 1, tr. 263.
191