Page 198 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 198

cơn khủng hoảng, thế giới bước vào thời kỳ sôi động, tháng 6/1911, Nguyễn Tất
                      Thành với tên gọi Văn Ba từ bến cảng Sài Gòn trên tàu Latusơ Tơrêvin rời Tổ
                      quốc thân  yêu vượt  trùng dương tìm chân lý  cách  mạng.  Hành trình của anh

                      mang theo không có gì ngoài tấm lòng yêu nước, thương dân, với đôi bàn tay lao
                      động và ý chí quyết tâm tìm ra con đường cứu nước, cứu dân. Đây là sự kiện
                      lịch sử quan trọng, là bước mở đầu cho cách mạng Việt Nam đi vào con đường
                      cách mạng vô sản, nhịp bước với thời đại, kết hợp chủ nghĩa  yêu nước chân
                      chính với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân một cách hữu cơ trên tinh
                      thần đấu tranh vì lợi ích dân tộc và của toàn nhân loại.
                            Trên  hành  trình  cứu  nước,  Nguyễn  Tất  Thành  chấp nhận  cuộc  sống  của
                      người lao động làm thuê. Đối với anh, đó chỉ là phương tiện nhằm thực hiện
                      mục đích đã đặt ra. Động cơ thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm một giải pháp
                      mới cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam, trước hết là nước Pháp, nước
                      có cuộc Cách mạng 1789 điển hình, nhưng cũng là nước đẻ ra chế độ thực dân
                      đang thống trị Tổ quốc của anh. Ý nghĩ này xuất hiện ở Nguyễn Tất Thành từ rất

                      sớm, như sau này Người nói: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được
                      nghe ba chữ: Tự do, Bình đẳng, Bác ái… Và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen
                      với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn dấu đằng sau những từ ấy…
                                                                1
                      Tôi quyết định tìm cách ra nước ngoài” . Đó là mục tiêu trực tiếp của chặng đầu
                      cuộc hành trình của Nguyễn Tất Thành. Muốn “trở về giúp đồng bào” thì trước
                      hết phải hiểu thật đầy đủ kẻ thù đang áp bức dân tộc mình, nhất là trên mảnh đất
                      đã sản sinh  ra nó, đồng thời phải tìm ra  con đưởng cứu nước đúng  đắn  theo
                      đường hướng mới. Sự khác biệt giữa Nguyễn Tất Thành với những người sang
                      Pháp  hồi ấy là  ở chỗ đó. Có thể  nói, trước lúc ra đi tìm chân lý  cách  mạng,
                      Nguyễn Tất Thành đã tiếp thụ sâu sắc truyền thống yêu nước của dân tộc, am

                      hiểu vốn văn hóa phương Đông, một phần văn hóa phương Tây. Đó là vốn quý,
                      là cơ sở quan trọng để anh tiếp thu chân lý cách mạng và tìm ra con đường cứu
                      nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
                            Trong cuộc hành trình khắp các châu lục (1911-1920) đã để lại cho Nguyễn
                      Tất Thành biết bao suy tư, trăn trở, đồng thời bổ sung cho anh những hiểu biết
                      phong phú với tầm nhìn rộng lớn về vấn đề dân tộc thuộc địa, về chủ nghĩa thực
                      dân, đế quốc. Gia nhập đội quân vô sản quốc tế, làm đủ các nghề để sống, để đi,
                      đã cho anh gần gũi, yêu thương, đồng cảm với những dân tộc cùng cảnh ngộ với
                      dân tộc Việt Nam. Những năm tháng sống ở Pari (thủ đô nước Pháp), Nguyễn
                      Tất Thành tích cực hoạt động trong phong trào công nhân và tham gia Đảng Xã
                      hội Pháp. Tháng 1/1919, Hội nghị “Hòa bình” họp ở Vécxây, Nguyễn Tất Thành
                      theo dõi diễn biến của Hội  nghị,  sau đó anh thay  mặt  Hội những người  Việt

                      Nam yêu nước ở Pháp gửi đến Hội nghị bản Yêu sách của nhân dân An Nam đòi

                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 477.


                                                               196
   193   194   195   196   197   198   199   200   201   202   203