Page 196 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 196

những thay đổi về tính chất và mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam, về đối
                      tượng và lực lượng của cách mạng  Việt  Nam.  Kết cấu giai cấp xã hội cũng
                      thay đổi: giai cấp công nhân và giai cấp tư sản hình thành cùng với sự phân

                      hóa của các giai cấp khác, rồi kéo theo sự thay đổi về ý thức xã hội và quan hệ
                      xã hội. Xã hội Việt Nam từ một xã hội phong kiến chuyển thành xã hội thuộc
                      địa,  nửa phong kiến.  Hai  mâu  thuẫn  cơ bản trong  xã  hội  Việt  Nam  là:  mâu
                      thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp xâm lược; mâu thuẫn giữa nhân
                      dân Việt Nam, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến. Đối tượng
                      cần phải đánh đổ của cách mạng Việt Nam là đế quốc Pháp và giai cấp địa chủ
                      phong kiến. Rõ ràng, đến đầu thế kỷ XX, cách mạng Việt Nam lâm vào cuộc
                      khủng hoảng về đường lối cứu nước, về giai cấp lãnh đạo sự nghiệp giải phóng
                      dân tộc, ở trong “tình hình đen tối như không có đường ra”. Trong bối cảnh
                      của tình hình quốc tế và trong nước như vậy, giải phóng dân tộc là yêu cầu căn
                      bản của xã hội  Việt  Nam, là nhiệm vụ của cách mạng Việt  Nam, là  nguyện
                      vọng thiết tha của cả dân tộc Việt Nam. Vượt qua sự hạn chế của điều kiện lịch

                      sử xã hội Việt Nam lúc đó, vượt lên những hạn chế của các sĩ phu yêu nước
                      cùng thời, bằng thiên tài trí tuệ và bằng hoạt động thực tiễn của mình, Nguyễn
                      Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã đáp ứng đòi hỏi bức thiết đó, đã tìm ra giải pháp
                      mới cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Người tổng công trình sư,
                      vừa thiết kế vừa thi công công trình này là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
                            Hồ Chí Minh lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, lúc đi học tên là Nguyễn
                      Tất Thành, lúc tham gia hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc sinh ra
                      trong  một gia đình nhà Nho  yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn,  tỉnh
                      Nghệ An, nơi có truyền thống yêu nước và cách mạng. Hoàn cảnh gia đình, quê
                      hương, đất nước đã ảnh hưởng sâu sắc đến Nguyễn Tất Thành. Thân phụ anh là

                      ông Nguyễn Sinh Sắc, người giỏi Nho học, đỗ Phó bảng, nhưng không chịu hợp
                      tác với Pháp. “Thái độ bất hợp tác, ngầm chống đối thực dân, yêu nước của thân
                                                                        1
                      phụ đã ảnh hưởng tốt đến nhân cách của anh” . Quãng đời niên thiếu đèn sách,
                      được sự dạy dỗ của thày Vương Thúc Quý, một “sĩ tử Cần Vương” và với tư
                      chất thông minh, Nguyễn Tất Thành được bồi đắp vốn kiến thức Nho học và
                      chịu ảnh hưởng chí hướng yêu nước, thương dân của người cha và thầy dạy.
                            Năm 1904, ở Nghệ Tĩnh, bọn thực dân Pháp bắt phu đắp con đường Cửa
                      Rào đi Trấn Ninh. Do đói khát và làm việc quá nặng nhọc, nhiều người đã phải
                      bỏ xác, gây cảnh tang tóc đau thương. Thảm kịch “Cửa Rào” gây ấn tượng mạnh,
                      khơi dậy niềm thương yêu sâu sắc với đồng bào trong tâm trí tuổi trẻ Nguyễn
                      Tất  Thành.  Những  năm  sau  theo  cha  vào  Huế  và  đi  nhiều  nơi  trong  vùng,
                      Nguyễn Tất Thành được chứng kiến cuộc sống khổ cực của người dân, sự áp


                      __________
                            1. Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh, Bác Hồ thời niên thiếu, Nxb. Sự thật, Hà
                      Nội, 1989, tr. 51.


                                                               194
   191   192   193   194   195   196   197   198   199   200   201