Page 203 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 203

HỒ CHÍ MINH VỚI NỀN BÁO CHÍ CÁCH MẠNG -

                                    BÀI HỌC LỚN CHO THẾ HỆ NHÀ BÁO HIỆN NAY



                                                            NGUYỄN THỊ CHẮT
                                                   Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật

                            Chủ tịch  Hồ  Chí  Minh  - nhà  tư  tưởng  vĩ đại,  lãnh tụ thiên  tài  của  cách
                      mạng Việt Nam. Người đã vận dụng một cách đúng đắn và sáng tạo chủ nghĩa
                      Mác - Lênin cũng như những kinh nghiệm quý báu của nhân dân các dân tộc
                      trên thế giới vào hoàn cảnh thực tế của Việt Nam, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân
                      ta làm nên thắng lợi vĩ đại. Người không chỉ là một chiến sĩ cách mạng lỗi lạc,

                      người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công
                      nhân và dân tộc Việt Nam mà còn là một cây bút xuất sắc, một nhà báo lớn,
                      Người khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam.
                            Từ bài báo đầu tiên Tâm địa thực dân và Vấn đề dân bản xứ đăng trên tờ
                      Courrie Colonial năm 1919 với bút danh Nguyễn Ái Quốc thì trong suốt năm
                      mươi năm vừa hoạt động cách mạng, vừa cầm bút, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính
                      yêu của chúng ta đã viết hơn 2000 bài báo các loại, 276 bài thơ cả bằng chữ Việt

                      và chữ Hán, gần 500 trang truyện và ký. Không chỉ viết bài, Hồ Chí Minh cũng
                      là người sáng lập, tổ chức, điều hành hoạt động, biên tập, trình bày hàng chục tờ
                      báo cách mạng trong những thời kỳ khác nhau.
                            Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả tập trung phân tích từng giai đoạn
                      hoạt động báo chí của Người ở nước ngoài. Từ đó, cho thấy được nét đặc sắc
                      trong các tác phẩm báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không chỉ phản ánh thái
                      độ phê phán nghiêm khắc đối với kẻ thù dân tộc, cái nhìn sâu sắc, tinh tế đối với
                      hiện thực xã hội mà còn thể hiện một phương pháp tư duy sắc sảo, một ngòi bút

                      tài hoa và điêu luyện, sử dụng báo chí như một công cụ, phương tiện vào công
                      cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
                            1. Quá trình bén duyên và tầm quan trọng của báo chí xuyên suốt con
                      đường đấu tranh cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh

                            Bắt đầu phải kể đến mốc thời gian năm 1911, người thanh niên yêu nước
                      Nguyễn Tất Thành đã rời bến cảng Sài Gòn và bắt đầu cuộc hành trình tìm con
                      đường để giải phóng cho dân tộc.  Trải qua  những năm tháng bôn  ba ở nước



                                                               201
   198   199   200   201   202   203   204   205   206   207   208