Page 208 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 208

chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, động viên tinh thần yêu nước của nhân
                      dân cần lao và cũng là cơ quan liên lạc, tổ chức, chuẩn bị lực lượng cho sự ra
                      đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo Thanh niên ra số 01 vào ngày 21/6/1925.

                      Thời kỳ đầu báo được in ở Quảng Châu, Trung Quốc rồi được chuyển về trong
                      nước theo các đường dây liên lạc bí mật. Báo ra vào Chủ nhật hàng tuần, mỗi số
                      thông thường có 4 trang, khổ giấy 13x19. Mỗi số báo cũng chỉ nhân ra vài trăm
                      bản. Trên mặt báo có các mục như: Xã luận, bình luận, phụ nữ đàm, vấn đáp,
                      thơ ca, phê bình, trả lời bạn đọc… Cùng tham gia viết bài cho báo còn có các
                      cây bút như: Lê Hồng Sơn, Hồ Tùng Mậu, Lê Duy Điềm, Trương Văn Lĩnh….
                            Trong hơn 200 số báo Thanh niên, Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chỉ đạo 88 số
                      đầu, tức là trong khoảng thời gian từ tháng 6/1925 đến tháng 4/1927. Khi Công

                      xã Quảng Châu bùng nổ vào tháng 4/1925, chính quyền Tưởng Giới Thạch đàn
                      áp phong trào, lùng bắt các nhà cách mạng Trung Quốc và cả những nhà cách
                      mạng Việt Nam đang hoạt động tại đây. Nguyễn Ái Quốc buộc phải rời Quảng
                      Châu đi Liên Xô và những người đồng chí, học trò của Người ở Tổng bộ Việt
                      Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội tiếp tục xuất bản báo Thanh niên cho
                      đến tháng 5/1929.
                            Về 88 số báo Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc phụ trách, Giám đốc Sở Mật

                      thám Đông Dương lúc đó là Louis Marty đã nhận xét trong bản báo cáo gửi Bộ
                      Thuộc địa Pháp: “Những tờ báo Thanh niên đầu tiên nhấn mạnh về sự đoàn kết
                      nội bộ, nhờ đó mà đoàn kết nội bộ, nhờ đó mà đoàn thể có sức mạnh và những
                      cá nhân trong đoàn thể làm việc có kết quả hơn. Đồng thời, báo cũng cổ vũ tinh
                      thần độc lập dân tộc, lòng yêu nước mà người Việt Nam lúc bấy giờ đang háo
                      hức chờ dịp để thi thố. Sau đó, tờ báo giúp bạn đọc nhận định về tình hình thế
                      giới, đặc biệt là những biến chuyển vừa xảy ra trong lịch sử các cường quốc…
                      Tờ báo hướng dẫn từ từ cho mọi người hiểu rằng hiện nay trên thế giới đã có
                      nước Nga theo chế độ Xô-viết, dân ở nước Xô-viết ấy sống tự do, hạnh phúc.
                      Nguyễn Ái Quốc người chủ biên tờ báo Thanh niên, tỏ ra kiên nhẫn, suốt trong

                      60 số báo đầu để cho bạn đọc chuẩn bị tinh thần và tình cảm rồi sau cùng mới
                      bày tỏ công khai chủ trương của mình: Chỉ có Đảng Cộng sản mới có thể đem
                      lại hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam”.
                            Với việc sáng lập, tổ chức hoạt động báo Thanh niên và sau đó là việc xuất
                      bản một số tờ báo cách mạng khác, Nguyễn Ái Quốc đã khai sinh ra nền báo chí
                      cách mạng Việt Nam và đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ của
                      nền báo chí này trong suốt tiến trình cách mạng của đất nước sau này.

                            Từ năm 1930 đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Đây là thời kỳ
                      Đảng Cộng sản Việt Nam dưới sự tổ chức và chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc đã
                      trực tiếp tổ chức, vận động cách mạng trong nước, giương cao ngọn cờ cách
                      mạng vô sản, lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh, vượt qua những gian



                                                               206
   203   204   205   206   207   208   209   210   211   212   213