Page 204 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 204
ngoài, thâm nhập thực tế ở nhiều nước trên thế giới, người thanh niên ấy đã đến
với chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời tiếp thu những quan điểm về vai trò to lớn
của báo chí trong việc tuyên truyền cách mạng, vận động quần chúng tham gia
vào sự nghiệp cách mạng.
Ngay từ những ngày đầu đến với báo chí, Người đã xác định báo chí là một
công cụ, một hoạt động tinh thần hiệu quả của cách mạng. Báo chí sẽ góp phần
tuyên truyền đường lối cách mạng, phê phán những tư tưởng thù địch, tổ chức
và xây dựng các tổ chức, đoàn thể cách mạng.
Cuối năm 1917, khi Người từ Anh trở lại nước Pháp, lúc này mục đích viết
báo của Người nhằm: phát biểu chính kiến của mình trên các phương tiện thông
tin đại chúng ngay tại nước Pháp để đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc
mình. Được sự giúp đỡ của luật sư Phan Văn Trường và đặc biệt là sự khuyến
khích của Charles Louguet, cháu ngoại của C.Mác - Chủ nhiệm báo Le
populaire (Người bình dân) - cơ quan của Đảng xã hội Pháp thời kỳ này và của
Gaston Monmoussesu - chủ bút báo La vie d’ouvriers (Đời sống thợ thuyền),
Nguyễn Ái Quốc lúc này đã bắt đầu đi vào con đường báo chí. Thủa ban đầu,
những mẩu tin, bài, tư liệu tản mạn có chủ đề nhỏ, sau đó Bác viết thành các bài
có chủ đề lớn, mang tính tập trung. Sau khi viết nhiều tin ngắn đăng trên báo
Đời sống thợ thuyền, bài báo đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc mà chúng ta được
biết đến là bài luận chiến rất sắc sảo với tiêu đề: Tâm địa thực dân. Bài báo như
một mũi tên bắn “trúng hai đích” - chính diện vào kẻ thù ngay trên đất nước của
bọn đi xâm lược, núp dưới danh nghĩa “khai hoá văn minh cho các dân tộc
nhược tiểu” và thức tỉnh nhân loại đấu tranh chống lại chủ nghĩa đế quốc.
- Từ năm 1919, nhiều tờ báo ở Pháp, trong đó có một số tờ nổi tiếng như:
Người bình dân, Đời sống thợ thuyền, Le journal du peuple (Báo của dân), Le
cahiers du communisme (Tạp chí cộng sản), L’Humanite (Nhân đạo), La corres-
pondance internationale (Thư tín quốc tế)… những bài viết của Nguyễn Ái
Quốc đã bắt đầu xuất hiện với tần suất dày đặc.
- Năm 1920, Người đã đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn
đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Chính tác phẩm này đã hấp dẫn và
góp phần định hướng cho những hoạt động báo chí của Người sau này. Trong
bài Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin, Người viết: “Trong luận cương ấy,
có những chữ chính trị khó hiểu. Nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng
tôi cũng hiểu được phần chính. Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động,
phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi
một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông
đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là
con đường giải phóng chúng ta!”. Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo
Quốc thế thứ ba… Ở nước ta và ở Trung Quốc cũng vậy, có câu chuyện đời xưa
202