Page 205 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 205

về cái “cẩm nang” đầy phép lạ thần tình. Khi người ta gặp những khó khăn lớn,
                      người ta mở cẩm nang ra, thì thấy ngay các giải pháp. Chủ nghĩa Lênin đối với
                      chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái

                      “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi
                      sáng con đường chúng ta đi với thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và
                                           1
                      chủ nghĩa cộng sản . Tư tưởng của Lênin thực sự đã góp phần chủ đạo trong
                      phong cách báo chí của Nguyễn Ái Quốc trong những năm đầu hoạt động và
                      xuyên suốt cả thời kỳ sau này.
                            - Năm 1921, với tên Nguyễn Ái  Quốc,  Người  cùng một  số chính khách
                      thành lập Hội Liên hiệp Thuộc địa và năm 1922 lập ra báo Le Paria (Người
                      cùng khổ) là cơ quan ngôn luận của Hội. Tờ báo được xuất bản bằng ba thứ

                      tiếng Pháp, Ả Rập và Trung Quốc. Le Paria thể hiện tinh thần đoàn kết và giải
                      phóng con người, số đầu xuất bản ngày 1/4/1922. Nguyễn Ái Quốc trở thành
                      nòng cốt của tờ báo: Vừa là biên tập viên chính, vừa là phóng viên, nhiếp ảnh
                      viên kiêm việc tổ chức, quản lý, phát hành và Bác đã viết tới 38 bài cho tờ báo
                      này. Nội dung của báo phong phú, đa dạng, đề cập đến nhiều khía cạnh khác
                      nhau, nhưng ý tưởng cơ bản là thể hiện tinh thần đoàn kết các dân tộc vào phong
                      trào đấu tranh chống lại  chủ nghĩa đế quốc nhằm giải phóng con người, giải
                      phóng xã hội. Người vừa làm chủ bút, chủ biên, giữ quỹ, vừa là người phát hành
                      và bán báo. Với báo Người cùng khổ, bằng ngòi bút sắc sảo, Nguyễn Ái Quốc đã

                      vạch trần tội ác của bọn xâm lược tại các thuộc địa để nhân dân Pháp, nhân dân
                      thế giới thấy, hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân và ủng hộ cuộc đấu tranh
                      chính nghĩa, đòi quyền sống, quyền con người, quyền dân tộc tự quyết của các
                      dân tộc thuộc địa trên thế giới, trong đó, có nhân dân Việt Nam.
                            - Đầu năm 1923, Nguyễn Ái Quốc chủ trương xuất bản tờ báo tiếng Việt tại
                      Pháp với tên báo là: Việt Nam Hồn, để phục vụ kiều bào Việt Nam ở Pháp. Từ
                      1923 đến 1924, khi học tập, công tác ở Liên Xô và Trung Quốc, Nguyễn Ái
                      Quốc  vẫn  làm  cộng  tác  viên  cho  hãng  thông  tấn  Liên  Xô  và  tờ  Tiếng  Anh

                      CantoGazette - cơ quan của Quốc dân Đảng Trung Quốc.
                            - Tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc được Quốc tế Cộng sản phân công về
                      Quảng Châu (Trung Quốc), tổ chức huấn luyện cán bộ cách mạng, thành lập
                      Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội, với báo Thanh niên là cơ quan
                      ngôn  luận.  Tại  đây,  Bác  trực tiếp  chỉ  đạo,  biên tập, trình  bày,  viết  nhiều  bài
                      chính luận sắc bén và chuyển báo về nước bằng đường thủy để phục vụ công tác
                      tuyên  truyền  cách  mạng cho  nhân  dân.  Từ  đó  trở đi,  Báo  Thanh  niên  vừa là

                      trường học bồi dưỡng, tập hợp lực lượng cách mạng, vừa là cầu nối giữa Tổng
                      bộ Việt Nam cách mạng Thanh niên với phong trào yêu nước trong nước. Qua


                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 12, tr. 562.


                                                               203
   200   201   202   203   204   205   206   207   208   209   210