Page 207 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 207
Cuốn sách nổi tiếng Bản án chế độ thực dân Pháp được viết bằng tiếng
Pháp, xuất bản lầu đầu tiên tại Pari năm 1925. Tác phẩm được viết dựa trên
những tư liệu và bài viết của Hồ Chí Minh đã đăng trên các tờ báo Le Paria,
L’Humanité, La Vie Ouvrière. Một số bài viết hay nhiều đoạn trong các bài viết
đã đăng trên báo Le Paria được đưa nguyên văn vào sách. Tác phẩm Bản án chế
độ thực dân Pháp của Hồ Chí Minh thực sự là một cáo trạng đanh thép, vạch
mặt, lên án chế độ cai trị độc ác, dã man đẫm máu và nước mắt của thực dân
Pháp tại Đông Dương. Hơn thế nữa Bản án chế độ thực dân Pháp đã thể hiện
nhận thức “chín muồi” của Người về điều kiện cần thiết và con đường cách
mạng giải phóng dân tộc. Đó là sự “hợp tác” giữa lao động ở các thuộc địa với
“giai cấp vô sản phương Tây” và liên minh gữa các dân tộc thuộc địa “để tạo
thành một trong những cái cánh của cách mạng vô sản”.
Không chỉ dùng báo chí để đấu tranh cách mạng, gây được tiếng vang lớn
mà nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng được thể hiện
qua các cuốn sách. Cuốn sách nổi tiếng của Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa đặc biệt
trong lịch sử cách mạng Việt Nam trong thời kỳ này là Đường Kách mệnh. Cuốn
sách này tập hợp các bài giảng của Người cho các lớp học chính trị tại Quảng
Châu trong thời gian từ 1925-1927. Đường Kách mệnh là sự nối tiếp, phát triển
hợp logic những tư tưởng, quan điểm của Bản án chế độ thực dân Pháp. Đây là
những bài học về cách mạng, về vai trò lãnh đạo của Đảng, về con đường giải
phóng dân tộc, con đường xây dựng đất nước đi tới độc lập, tự do, phồn vinh và
hạnh phúc đã được Người diễn đạt một cách giản dị, dễ hiểu, có sức thu phục
lòng người. Đường kách mệnh được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân
tộc bị áp bức xuất bản thành sách vào đầu năm 1927.
Không chỉ viết báo, Nguyễn Ái Quốc còn trực tiếp tổ chức, sáng lập các tờ
báo Le Paria ở Pháp, Thanh niên, Công nông, Lính kách mệnh ở Trung Quốc…
Năm 1928, sau khi đến Thái Lan, Nguyễn Ái Quốc đổi tên tờ Đồng thanh thành
Thân ái và trực tiếp chỉ đạo việc ra báo. Tờ báo này là diễn đàn chi nhánh Việt
Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Thái Lan. Năm 1929, Nguyễn Ái
Quốc đến Hương Cảng để chuẩn bị cho việc thống nhất các tổ chức cộng sản
Việt Nam. Tại đây, Người đã trực tiếp chỉ đạo tờ báo Đỏ- cơ quan của chi bộ An
Nam Cộng sản Đảng tại Trung Quốc. Ở những tờ báo này, Người vừa làm Tổng
Biên tập hay trực tiếp chỉ đạo, vừa tổ chức bài vở, in ấn, phát hành các số báo
với mục đích rõ ràng là truyền bá những tư tưởng cách mạng vào trong nước,
thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước trong nhân dân, chuẩn bị hàng ngũ đấu tranh
nhằm thực hiện lý tưởng cứu nước, cứu nhà.
Báo Thanh niên là tờ báo có vị trí đặc biệt trong lịch sử Việt Nam hiện đại.
Nó không chỉ là điểm mốc mở đầu cho nền báo chí cách mạng mà còn là sản
phẩm báo chí đầu tiên được sử dụng với ý nghĩa đầy đủ phương tiện truyền bá
205