Page 206 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 206
đó, tuyên truyền Chủ nghĩa Mác - Lênin, Cách mạng Tháng Mười Nga năm
1917, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Quốc tế Cộng sản vào
trong nước, khơi dậy, thức tỉnh, giác ngộ tinh thần yêu nước, vạch trần bản chất
của chủ nghĩa đế quốc, tố cáo tội ác của thực dân Pháp và lãnh đạo nhân dân
Việt Nam đứng lên đấu tranh.
- Tháng 12/1926, Bác lập ra báo Công nông cho giai cấp công nhân và
nông dân nước ta. Tháng 2/1927, báo Lính kách mệnh (tiền thân của báo Quân
đội nhân dân ngày nay) dành cho đội ngũ chiến sĩ cách mạng cũng được Bác
sáng lập. Các báo này xuất bản chủ yếu bằng tiếng Việt, nhưng còn có cả một số
tin, bài bằng tiếng Hán, Pháp, Anh..., hình thức mới mẻ mà gần gũi, nội dung
phong phú nhưng luôn bám sát các chủ trương, mục tiêu cách mạng.
Đây là thời kỳ người thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc đang bôn ba
khắp chân trời châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Á để quan sát, nghiên cứu
lần tìm trong những kinh nghiệm, những học thuyết đương thời một con đường
cứu nước, cứu dân. Từ thực tiễn sinh động của thời đại, Người đã đi đến một
kết luận: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân
1
chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin” . Từ đây, bắt
đầu những nỗ lực phi thường của Người nhằm truyền bá tư tưởng cách mạng
của chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, chuẩn bị tiến tới thành lập một Đảng
cách mạng kiểu mới để lãnh đạo nhân dân vùng lên phá ách nô lệ, giành độc
lập, tự do, hòa bình và hạnh phúc cho dân tộc, cho đất nước. Người nhận thấy,
chỉ có báo chí mới làm tốt vai trò truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin sâu rộng
đến các tầng lớp nhân dân, chỉ có sức mạnh của ngôn từ mới phơi bày được hết
tội ác của chế độ thực dân và bè lũ tay sai phong kiến. Trong suốt thời kỳ này,
Người lấy tên gọi đồng thời là bút danh chính thức Nguyễn Ái Quốc, tức là
Người yêu nước.
2. Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng linh hoạt “vũ khí báo chí” qua các
giai đoạn lịch sử
Trong thời kỳ thứ nhất, hoạt động sáng tạo báo chí của Nguyễn Ái Quốc
tập trung vào hai chủ đề là tố cáo, lên án sự thối nát, bất công, vô nhân đạo của
chủ nghĩa thực dân Pháp và chế độ thống trị của chúng đối với các nước thuộc
địa, trong đó có Việt Nam: Tuyên truyền giới thiệu tư tưởng Mác - Lênin, động
viên tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tập hợp tổ chức, lực lượng chuẩn
bị cho cuộc cách mạng trong tương lai. Các tác phẩm báo chí thuộc chủ đề thứ
nhất chủ yếu đã được đăng tải trên các tờ báo Le Paria, L’Humanité, La Vie
Ouvrière, tập san Inprékor và một số ấn phẩm khác trong khoảng thời gian
Người hoạt động ở Pháp, Liên Xô và Trung Quốc.
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 268.
204