Page 209 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 209
nan, thoái trào, kiên quyết chống thực dân, phong kiến, giành tự do, độc lập
cho dân tộc, đất nước. Đây cũng là thời kỳ hoạt động đầy gian nan và nguy
hiểm của nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc, trong đó có một năm từ tháng
8/1942 đến tháng 9/1943, Người bị giam cầm, đày ải trong các nhà tù Quốc
dân đảng Trung Quốc.
Trong thời kỳ này, chỉ có những năm 1936 - 1939, khi mặt trận bình dân
lên cầm quyền ở Pháp, không khí chính trị ở Đông Dương phần nào được cởi
mở, Đảng có điều kiện tranh thủ cử cán bộ ra báo công khai. Suốt thời gian còn
lại, chế độ thực dân Pháp bóp nghẹt mọi quyền tự do dân chủ của nhân dân, đàn
áp, khủng bố gắt gao mọi hoạt động của Đảng Cộng sản. Các báo chương của
Đảng đều phải xuất bản và phát hành bí mật. Để tránh nguy hiểm, các tác giả
không đề tên dưới các bài viết đăng trên các báo và tạp chí. Vì thế, việc xác định
các bài viết của Nguyễn Ái Quốc trên các báo, tạp chí bí mật của Đảng là rất
khó khăn. Ví dụ, thực hiện quyết định của Hội nghị thành lập Đảng, Ban Chấp
hành Trung ương lâm thời của Đảng đã xuất bản tạp chí Đỏ. Tạp chí được xuất
bản tại Trung Quốc, số ra đầu tiên ngày 5/8/1930. Căn cứ vào cách dùng chữ cái
trong các bài đánh máy như “c” thay bằng “k”, “ph” thay bằng “f”, nhà nghiên
cứu Nguyễn Thành nhận định: “Rất có thể là tạp chí này đặt dưới sự chỉ đạo,
biên tập của Nguyễn Ái Quốc”.
Tháng 12/1938 đến tháng 7/1939, trên báo Notre voix (Tiếng nói của chúng
ta), xuất hiện một số bài báo dưới đề mục chung: Thư từ Trung Quốc, ký tên là
Line. Đó chính là những bài báo của Nguyễn Ái Quốc viết dưới danh nghĩa một
nhà báo Trung Quốc.
Những bài báo này hình thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất gồm 5 bài báo
nói về những hành động dã man của quân xâm lược Nhật và tinh thần chiến
đấu ngoan cường của nhân dân Trung Quốc chống lại chúng. Một trong số 5
bài báo này (bài người Nhật Bản muốn khai hóa Trung Quốc như thế nào?) đã
được báo Dân chúng dịch và đăng toàn văn trong 03 số báo 46, 47 và 48 ra vào
các ngày 21, 24 và 28/01/1939 dưới đầu đề Những sự hung tàn của đế quốc
Nhật. Nhóm thứ hai gồm ba bài phản ánh tình hình hoạt động của những phần
tử Tơ-rốt-x-kít tại Trung Quốc.
Cuối tháng 11 đầu tháng 12/1940, Nguyễn Ái Quốc viết một loạt 10 bài
báo đăng trên tờ Cứu vong nhật báo của Trung Quốc với bút danh Bình Sơn.
Đây là những tiểu phẩm ngắn gọn, với cái nhìn sắc sảo, cách viết châm biếm về
các sự kiện liên quan đến cục diện của các quốc gia đế quốc, thực dân vào thời
điểm mà phát xít Đức bắt đầu phát động cuộc chiến tranh thế giới thứ Hai.
Những tiểu phẩm này thể hiện phong cách nhất quán với các tiểu phẩm của
Người đã viết trong thời kỳ hoạt động tại Pháp trước năm 1930, cũng như các
tiểu phẩm báo chí của Người công bố sau năm 1945. Đó là cách tiếp cận các vấn
207