Page 215 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 215

NƯỚC NGA TRÊN HÀNH TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC

                                                      CỦA HỒ CHÍ MINH



                                                        PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM DUNG
                                                     Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng,
                                                      Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh




                            Việt Nam và Liên Xô (trước đây) - Liên bang Nga (hiện nay) cách xa nhau
                      hàng vạn dặm, ngôn ngữ và truyền thống văn hóa có những khác nhau. Thời cận
                      đại hai nước hầu như không có quan hệ gì về kinh tế, chính trị, văn hóa. Đầu thế

                      kỷ XX, với thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, đã mở ra một
                      trang sử mới trong lịch sử nhân loại.  Đây là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
                      đầu tiên thực hiện được mục tiêu giải phóng nhân dân lao động khỏi ách áp bức
                      bóc lột, bất công, đưa giai cấp công nhân và nông dân lên làm chủ chế độ xã hội
                      mới. Liên Xô trở thành trung tâm của cách mạng thế giới.
                            Trên hành trình tìm đường cứu nước, dù đã bôn ba qua nhiều nước trên thế
                      giới, với Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Liên Xô có lẽ

                      vẫn là một nơi mới mẻ. Khi cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra, đã gợi lên
                      nhiều dấu hỏi cho Nguyễn Ái Quốc về một đất nước đã làm điều không tưởng,
                      lạ đời, biến người nô lệ thành người tự do. Khoảng cuối năm 1917, Nguyễn Ái
                      Quốc từ Anh trở lại Pháp. Tiếng vang của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga đã
                      dội đến nước Pháp. Thành phố Pari lúc đó đang sôi nổi với những phong trào
                      đấu tranh của giai cấp công nhân. Tuy chưa hiểu biết về ý nghĩa to lớn của Cách
                      mạng Tháng Mười, xong với sự nhạy cảm về chính trị Nguyễn Ái Quốc đã nhận

                      thấy đây là một biến cố to lớn, “có một sức lôi cuốn kỳ diệu vô cùng”, là luồng
                      gió mới đã thổi đến và “giải độc” cho các dân tộc bị áp bức, trong đó có nhân
                      dân Đông Dương. Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động trong phong trào công
                      nhân Pháp, ủng hộ và bảo vệ nước Nga Xôviết. Đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc
                      gia nhập Đảng Xã hội Pháp, một đảng tiến bộ lúc đó thường lên tiếng chống lại
                      chính sách áp bức bóc lột của thực dân Pháp ở các thuộc địa. Tháng 7-1920,
                      Nguyễn Ái Quốc được đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn
                      đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I Lênin đăng trên báo L Humanité (Nhân



                                                               213
   210   211   212   213   214   215   216   217   218   219   220