Page 219 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 219

21/1/1924, Lênin qua đời. Sự ra đi của Lênin là một tổn thất lớn đối với giai cấp
                      vô sản và nhân dân Liên Xô, cũng như giai cấp vô sản và nhân dân thế giới.
                      Nguyễn Ái Quốc càng tiếc thương và ân hận vì chưa một lần được gặp Lênin, để

                      trình  bày  với  Lênin  khát  vọng  giải  phóng  của  nhân  dân  các  nước  thuộc  địa.
                      Nguyễn Ái Quốc đã viết ngay bài Lênin và các dân tộc thuộc địa, ca ngợi tư
                      tưởng giải phóng của Lênin, cuộc đời và đạo đức cao đẹp của Lênin. Không chỉ
                      có vậy, Nguyễn Ái Quốc còn chỉ ra ở Lênin, ngoài tài năng, tinh thần cách mạng.
                      còn là một tấm gương tiêu biểu đối với các dân tộc bị áp bức, trong đó có nhân
                      dân Đông Dương. Người viết: “Từ những người nông dân An Nam đến người
                      dân săn bắn trong các rừng Đahômây, cũng đã thầm nghe nói ở một góc trời xa
                      xăm có một dân tộc đã đánh đuổi được bọn chủ bóc lột họ và hiện đang tự quản
                      lý lấy đất nước mình mà không cần tới bọn chủ và bọn toàn quyền. Họ cũng
                      nghe nói rằng nước đó gọi là nước Nga, rằng có những người dũng cảm, mà
                      người dũng cảm nhất là Lênin. Chỉ như thế cũng đủ làm cho họ ngưỡng mộ sâu
                                                                1
                      sắc và đầy nhiệt tình đối với nước đó” . Cuối bài viết, Nguyễn Ái Quốc khẳng
                      định “Lênin bất diệt sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”, đó chính là lời
                      tuyên thệ của Người thề gắn bó suốt đời với lý tưởng của Lênin.
                            Thời gian ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực hoạt động trong phong
                      trào cộng sản và công nhân quốc tế, tham gia nhiều Hội nghị, Đại hội của Quốc
                      tế Cộng sản: Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân (10/1923), Đại hội V Quốc
                      tế Cộng sản (từ 17/6 đến 8/7/1924), Đại hội lần thứ III Quốc tế Công hội đỏ
                      (7/1924), Đại hội lần thứ IV Quốc tế Thanh niên (từ 15 đến 25/7/1924). Tại các
                      Hội nghị, Đại hội, Nguyễn Ái Quốc đều có bài phát biểu nêu lên vị trí, vai trò
                      của thuộc địa, của công nhân, nông dân, thanh niên thuộc địa; mối quan hệ giữa
                      thuộc địa với chính quốc; vai trò, nhiệm vụ của Quốc tế Cộng sản đối với phong

                      trào cách mạng ở thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc tham gia một khóa học tại Trường
                      Đại học phương Đông (cuối năm 1923 đầu 1924), trang bị vốn kiến thức lý luận
                      Mác - Lênin. Nguyễn Ái Quốc cũng viết nhiều bài đăng trên các báo, tạp chí,
                      như: Báo Le Paria (Người cùng khổ), báo L Humanite (Nhân Đạo), Tập san In
                      Prekorr (Thư tín quốc tế), Tạp chí La Revue Communiste (Tạp chí Cộng sản),
                      La Vie Ouvrière (Đời sống công nhân), Báo Pravda (Sự thật)… với những bút
                                       2
                      danh khác nhau , Nội dung các bài viết nêu lên tình cảnh của người dân thuộc
                      địa, lên án mạnh mẽ chủ nghĩa đế quốc thực dân, mối quan hệ giữa các mạng
                      thuộc địa với cách mạng ở chính quốc, về cách mạng ở nước Nga và các nước,
                      như: Chính sách thực dân Anh, Tình cảnh nông dân An Nam, Tình cảnh nông
                      dân Trung Quốc, Ách áp bức không từ một chủng tộc nào, Những cái tốt đẹp
                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 1, tr. 256.
                            2. Theo thống kê chưa đầy đủ trong Hồ Chí Minh - Biên niên tiếu sử và Hồ Chí Minh: Toàn tập,
                      trong thời gian ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc đã viết trên ba mươi bài đăng báo, tạp chí, với các bút
                      danh: Nguyễn Ái Quốc; N.A.Q; N; Một người An Nam…


                                                               217
   214   215   216   217   218   219   220   221   222   223   224