Page 213 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 213
“trong nghề báo có nhiều ngành khác, như ngành in mà các cô chú thích nói chữ
là ngành “ấn loát”, cũng rất quan trọng. Bởi vì có những lúc không cẩn thận, in
thiếu nét, thiếu dấu hoặc in mờ không rõ. Người viết bài lại thích dùng chữ, như
gọi người đánh cá là “ngư dân”, rồi người in lại in thiếu cái dấu ở chữ ư hóa ra
“ngu dân”. Đấy chỉ là một ví dụ để thấy rằng việc in cũng phải làm cho tốt. Việc
phát hành cũng rất quan trọng… Trong công tác, người viết, người in, người sửa
bài, người phát hành,.. đều phải ăn khớp nhau. Bên cạnh đó, người viết báo ít
nhất cũng phải biết một thứ tiếng nước ngoài để xem báo nước ngoài mà học
kinh nghiệm của họ. Khi viết xong một bài, tự mình phải xem lại ba bốn lần, sửa
chữa lại cho cẩn thận; tốt hơn nữa, là đưa nhờ một vài người xem và nhờ họ
“sửa giùm”, chữ nào không hiểu thì sửa lại cho dễ hiểu.
Thứ năm, phong cách sử dụng ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong
các tác phẩm báo chí
Ngôn ngữ là công cụ đắc lực không thể thiếu để tuyên truyền, giác ngộ ý
thức cách mạng, nâng cao nhận thức xã hội trong cán bộ, đảng viên và quần
chúng nhân dân, đây cũng là vấn đề mà Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm
khi nói và khi viết. Là nhà yêu nước vĩ đại, Người luôn tôn trọng văn hóa dân
tộc, yêu quý ngôn ngữ của dân tộc mình, Bác đồng thời quý trọng ngôn ngữ của
dân tộc khác, học tập cái hay trong ngôn ngữ của họ để làm giàu cho ngôn ngữ
dân tộc mình.
Sinh thời, Bác Hồ đã nói không ít về ngôn ngữ báo chí với cán bộ ta, những
người làm báo, đồng thời những bài viết của Bác đã sử dụng ngôn ngữ ấy một
cách chặt chẽ, chuẩn xác, nhất quán. Những bài báo viết bằng tiếng Pháp vào
những năm đầu thế kỷ XX cho độc giả là người Pháp, những bài báo trên tờ Việt
Nam độc lập nhằm đối tượng quần chúng công nông ở một địa bàn rừng núi
chiến khu, rồi hằng trăm bài cho đông đảo độc giả cả nước - tất cả đều được viết
ra phù hợp với trình độ từng đối tượng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ: Muốn cho người xem hiểu được, nhớ
được, làm được thì phải viết cho đúng trình độ của người xem, viết gọn gàng, rõ
ràng, vắt tắt. Những vắn tắt không phải là cụt đầu, cụt đuôi, mà phải có đầu, có
đuôi. Trong Thư gửi báo Quân du kích, Người cũng chỉ rõ: “Viết sao cho giản
đơn, dễ hiểu, thiết thực. Sao cho mỗi đồng bào, chiến sĩ đều đọc được, hiểu được,
nhớ được, làm được”. Nội dung của báo phải thể hiện cho phù hợp với đối
tượng của tờ báo. Ngắn gọn, xúc tích, nhưng phải dễ hiểu, viết như “kể chuyện
cho bà nghe”.
Người đã đúc rút cách viết trong một tác phẩm báo chí: Viết để làm gì? Vì
ai mình viết? Viết về cái gì?
Bên cạnh đó, Người cũng chú ý nhiều đến tính dân tộc trong ngôn ngữ
báo chí, không thể chấp nhận tình trạng lạm dụng từ nước ngoài, nhất là từ
211