Page 217 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 217

1
                      của mình. Đây là một chế độ rất hay” . Nguyễn Ái Quốc nhớ về quê hương của
                      mình, thực dân Pháp xâm lược lúc nào cũng giảng giải tự do, bình đăng, bác ái

                      nhưng chúng chỉ tìm cách khai thác, bóc lột nhân dân để thực hiện cái sứ mệnh
                      “khai hóa văn minh”. “Trong 1.000 làng đã có tới 1.500 đại lý rượu và thuốc
                                                                       2
                      phiện, mà trường học chỉ vẻn vẹn có 10 cái”  và “mỗi năm người ta đã cho 12
                                                                                                       3
                      triệu người bản xứ (kể cả đàn bà và trẻ con) nốc hết 23 đến 24 triệu lít rượu” .
                            Người nông dân Liên Xô được làm việc trong những nông trường tập thể,
                      là người chủ trên chính mảnh đất của mình. “Chính phủ cho những nông trường
                      tập thể mượn máy cày. Trong nông trường tập thể mọi người làm chung và chia
                      sản phẩm theo công làm của mỗi người. Những nông trường này có trường học
                      sơ cấp và trung cấp, thư viện, nhà chiếu bóng, sân vận động, nhà thương, phòng

                      nghiên cứu nông nghiệp, nơi chữa máy móc… Những nông trường này đã biến
                                                     4
                      thành những thành phố nhỏ” . Còn người nông dân An Nam phải chịu cảnh một
                      cố đôi tròng và chắng được hưởng một chút quyền lợi nào cả. Ngoài việc bị
                      cướp ruộng và gánh chịu các thứ thuế vô lý, họ còn phải “đi phu mặt trận, trả
                                                                                                          5
                      thuế thân, thuế muối, phải vay mượn cưỡng bức và chịu các hội hè bắt buộc” .
                      Nguyễn Ái Quốc so sánh và suy nghĩ “Nông dân Nga giống như một người ngồi
                      chễm chệ trong chiếc ghế bành, còn nông dân An Nam lại giống như một người
                                                                         6
                      bị trói vào một chiếc cột, đầu ngược xuống đất” .
                            Việc áp dụng “Chính sách kinh tế mới” (NEP) của V.I. Lênin trong khôi
                      phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh đã thu được những thành công lớn.

                      Theo  chính  sách  kinh  tế  mới,  nhà  nước  cho  phép  những  người  sản  xuất  nhỏ
                      được tự do buôn bán và trao đổi hàng hóa, mua bán bằng tiền được coi là “đòn
                      xeo chủ yếu của chính sách kinh tế mới, được đặt lên hàng đầu”. Trong nông
                      nghiệp, nhà nước chỉ thu của nông dân một số thuế nhất định và ấn định trước số
                      thuế đó, những nông sản còn lại người nông dân được tự do mua bán trên thị
                      trường. Qua đó đã tạo được động lực kích thích nông dân phát triển sản xuất, tạo
                      ra nhiều nông sản hàng hóa. Đối với tư bản nước ngoài, thông qua chính sách tô
                      nhượng, nhà nước cho tư bản nước ngoài thuê xí nghiệp, hầm mỏ, khu rừng, đất
                      đai,  mỏ  dầu…để  khôi  phục  và  phát  triển  công  nghiệp,  tiểu  thủ  công  nghiệp.
                      Đồng thời, tìm cách hướng nó vào con đường của chủ nghĩa tư bản nhà nước, để
                      nhà nước xã hội chủ nghĩa có thể điều tiết, dẫn dắt nhằm thực hiện mục tiêu xây

                      __________
                            1. Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (tái bản lần thứ bảy),
                      Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 14.
                            2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 1, tr. 409.
                            3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 38.
                            4. Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (tái bản lần thứ bảy),
                      Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 68.
                            5. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 227.
                            6. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 229.


                                                               215
   212   213   214   215   216   217   218   219   220   221   222