Page 218 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 218
dựng chủ nghĩa xã hội. Đối với kinh tế nhà nước thì áp dụng chế độ hạch toán
kinh tế. Ngoài ra, những hợp tác xã được thành lập dựa trên những nguyên tắc tự
nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, quản lý dân chủ, đi từ thấp đến cao, có sự hỗ trợ
của Nhà nước và phải tiến hành cách mạng văn hóa trong nông thôn. Nhờ đó,
mà Liên Xô phát triển kinh tế, tạo tiền đề quan trọng để xây dựng cơ sở vật chất
của chủ nghĩa xã hội.
Điều làm cho Nguyễn Ái Quốc kinh ngạc và khâm phục hơn cả là nền y tế
và giáo dục của Liên Xô, tất cả vì con người, cho con người. Những người ốm
đau được chăm sóc không mất tiền. Trẻ em mới sinh được nhà nước cấp tiền
mua quần áo, sữa uống trong chín tháng, được thầy thuốc đến thăm khám nhiều
lần trong một tuần. Giáo dục không mất tiền và bắt buộc, nhà nước chịu phí tổn
cho tất cả học sinh về ăn uống, quần áo, giày dép và những thứ cần dùng khác;
thiết lập một hệ thống các trường mẫu giáo, vỡ lòng, nhà gửi trẻ, vườn trẻ, nhà
nuôi trẻ; phát triển các “Hội đồng giáo dục quốc dân”; hỗ trợ cho sinh viên
1
nghèo… . Nguyễn Ái Quốc nhận định: Với sự ưu việt của y tế và giáo dục, nhất
định Liên Xô sẽ xây dựng được một nền tảng vững chắc cho sự phát triển, tạo ra
một thế hệ tương lai đủ sức gánh vác những thành quả mà Cách mạng Tháng
Muời mang lại. Còn ở Việt Nam, người dân phải lao động cực nhọc, ốm đau
không có tiền mua thuốc “mỗi tỉnh lỵ mới có một nhà thương, mà không bao giờ
chữa cho những người không có tiền. Ở Đông Dương, người ta tính hơn mười
2
vạn người mới có một thầy thuốc” . Với mục đích làm cho nhân dân Đông
Dương u mê để dễ bề thống trị, thực dân Pháp chỉ thi hành ở đó một chính sách
giáo dục “nhồi sọ”, ngu dân, đặc biệt là nạn thiếu trường học. “Mỗi năm cứ đến
ngày khai trường, các bậc cha mẹ dù có đi gõ cửa khắp nơi, cầu xin mọi sự giúp
đỡ, thậm chí xin nộp gấp đôi tiền ăn học mà họ vẫn không gửi được con cái đến
trường. Và những đứa trẻ này, có đến hàng nghìn, bị đày vào cảnh ngu dốt chỉ vì
3
không có đủ trường sở cho chúng đi học” . Nguyễn Ái Quốc chua chát mà thốt
lên: “May mắn thay, tuy chúng ta thiếu trường học, nhưng nước Pháp đã ban
4
cho chúng ta rất nhiều nhà thổ, tiệm hút thuốc phiện và ty rượu” .
Từ thực tiễn chứng kiến những thành quả hiện thực của Liên Xô đã làm
Nguyễn Ái Quốc cảm nhận đây đúng là một thiên đường, một hình mẫu lý
tưởng mà Người muốn xây dựng trên quê hương mình.
Ngay khi vừa đặt chân đến đất nước Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc đã rất
muốn gặp Lênin, vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản, nhưng khi đó Lênin đang
ốm nặng và cơ hội để Người được trực tiếp gặp Lênin đã không còn. Ngày
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 337.
2. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (tái bản lần thứ bảy),
Sđd, tr. 68-69.
3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 172.
4. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 338.
216