Page 216 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 216

đạo). Luận cương đã có sức hấp dẫn đặc biệt đối với Nguyễn Ái Quốc, bởi vì
                      trong Luận cương, Lênin đã nêu lên những luận điểm quan trọng đề cập đến

                      quyền bình đẳng giữa các dân tộc, nhiệm vụ của các đảng cộng sản trong việc
                      giải quyết vấn đề dân tộc và thuộc địa, về chính quyền vô sản và chủ nghĩa quốc
                      tế vô sản, chỉ ra cho các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc con đường giải phóng dân
                      tộc, đó là con đường cách mạng vô sản. Nguyễn Ái Quốc đã đọc đi đọc lại nhiều
                      lần bản Luận cương. Sau này, Người nhớ lại: “Bản Luận cương làm cho tôi cảm
                      động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi xúc động đến phát khóc lên.
                      Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng
                      đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta,
                      đây là con đường giải phóng cho chúng ta”. Từ đó, tôi đã có một sự lựa chọn:
                                                                                     1
                      Tán  thành  Quốc  tế  thứ  ba  và  hoàn  toàn  tin  theo  Lênin” .  Cách  mạng  Tháng
                      Mười và Lênin, lãnh tụ đại vĩ đại của nước Nga đã để lại trong Nguyễn Ái Quốc
                      một ấn tượng tốt đẹp, một tình cảm đặc biệt, thôi thúc Người khao khát được
                      đến nước Nga.
                            Với những hoạt động tích cực của Nguyễn Ái Quốc trong Đảng Cộng sản
                      Pháp  thời  gian  từ  1921  đến  1923,  Trung  ương  Đảng  Cộng  sản  Pháp  đã  cử

                      Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản. Ngày 13/6/1923,
                                                                    2
                      Nguyễn Ái Quốc đáp xe lửa từ Pari đi Đức . Ngày 27/6/1923, Nguyễn Ái Quốc
                      rời cảng Hămbuốc (Đức) đến cảng Pêtơrôgrát (Liên Xô) với tên Chen Vang ghi
                      trong hộ chiếu. Ngày 30/6/1923, Nguyễn Ái Quốc đến Pêtơrôgrát và ít ngày sau
                      Người đáp xe lửa đi Mátxcơva. Việc sang Liên Xô của Nguyễn Ái Quốc hết sức
                      bí mật. Chính vì vậy, mà một năm sau (10-1924), Bộ Thuộc địa mới nhận được
                      một bức điện của Sứ quán Pháp từ Mátxcơva gửi về “xin báo tại Mátxcơva có
                                                                  3
                      người cộng sản gây rối Nguyễn Ái Quốc” .
                            Những điều được chứng kiến đầu tiên khi Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô đó
                      là hình ảnh một đất nước đang trong quá trình khắc phục những hậu quả của
                      chiến tranh, vừa chống thù trong giặc ngoài, vừa đang trong quá trình kiến thiết
                      lại đất nước. Tuy còn nhiều khó khăn, song không làm lu mờ hình ảnh của một
                      đất nước đã làm cuộc cách mạng vĩ đại. Bao nhiêu sự tuyên truyền, xuyên tạc
                      của chủ nghĩa thực dân về một chế độ cộng sản dã man đã ngược lại hoàn toàn

                      so với những gì Nguyễn Ái Quốc được chứng kiến tại Liên Xô. “Ở đâu cũng
                      thấy trường học. Các nhà máy đều có lớp học, ở đây con em thợ thuyền có thể
                      học nghề, thợ không lành nghề có thể học để trở thành lành nghề, thợ lành nghề
                      có thể học để trở nên kỹ sư. Như thế nhà máy tự đào tạo lấy cán bộ chuyên môn
                      __________
                            1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t. 15, tr. 584.
                            2. Khi đó từ Pháp đến Liên Xô chỉ có một con đường duy nhất là qua Đức, vì Đức là cường
                      quốc duy nhất có quan hệ bình thường với Liên Xô.
                            3. Tài liệu lưu tại Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, ký hiệu LQ/00027.


                                                               214
   211   212   213   214   215   216   217   218   219   220   221