Page 210 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 210
đề, sự kiện một cách sắc sảo, bất ngờ, sự lý luận giản dị mà thông minh, sự
châm biếm dí dỏm mà sâu cay.
Dấu ấn nổi bật trong hoạt động sáng tạo báo chí thời kỳ này của Hồ Chí
Minh là việc thành lập, tổ chức hoạt động tờ Việt Nam độc lập. Sự ra đời của tờ
báo Việt Nam độc lập gắn liền với việc đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc bí mật
về nước, phát triển cơ sở cách mạng ở Cao Bằng và triệu tập Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng vào tháng 5/1941 nhằm hoàn chỉnh đường lối cách mạng
giải phóng dân tộc, thành lập Mặt trận Việt Minh, phát động phong trào cách
mạng tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền khi có thời cơ.
Tại Đại hội lần thứ hai Hội Nhà báo Việt Nam, tháng 4/1959, trong câu
chuyện kể về làm báo Việt Nam độc lập, Người nói: “Năm 1941, bí mật về nước.
Theo lời dạy của Lênin là: Tờ báo là công cụ tuyên truyền, cổ động, tổ chức và
lãnh đạo cho nên mình cố gắng ra một tờ báo ngay và phải làm rất bí mật vì luôn
luôn có mật thám của Pháp, Nhật và Bảo Đại rình mò. Ngày 1/4/1941 báo Việt
Nam độc lập do Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra số đầu tiên đánh số 101 với ý
nghĩa là sự tiếp nối của những tờ báo cách mạng trước đó. Lúc đầu, bảo là cơ
quan của tỉnh bộ Việt Minh Cao Bằng. Từ sau số 186 (tức là số 086) Việt Nam
độc lập trở thành cơ quan của Liên tỉnh bộ Việt Minh 03 tỉnh Cao Bằng, Bắc
Kạn, Lạng Sơn.
Sau khi Nguyễn Ái Quốc lên đường đi Trung Quốc tháng 8/1942, đồng chí
Phạm Văn Đồng ở lại phụ trách cho đến tháng 4/1945. Nguyễn Ái Quốc không
chỉ tổ chức, chỉ đạo mà còn trực tiếp viết bài, sửa bài, tham gia trình bày, in và
phát hành tờ báo. Ngoài những bài thông tin, chính luận, Người còn viết và đăng
trên Việt Nam độc lập nhiều tác phẩm thơ, diễn ca, trong đó có một loạt bài theo
thể lục bát, động viên cổ vũ các tầng lớp, lứa tuổi nhân dân đứng lên đoàn kết
đấu tranh, cứu nước, cứu nhà.
3. Những bài học lớn đối với nền báo chí hiện nay
Thực tiễn cách mạng cho thấy, trong suốt quá trình hoạt động Chủ tịch
Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh thần tự học và sáng tạo. Người tự học làm cách
mạng cũng như tự học “làm báo” và sử dụng báo chí như là một loại vũ khí sắc
bén để tiến công kẻ thù, một phương tiện hoạt động có hiệu quả, nhanh nhạy
trong quá trình vận động cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh với những tác
phẩm báo chí của mình đã đặt nền móng vững chắc cho báo chí cách mạng ở
nước ta. Người đã để lại một kho di sản tinh thần và trí tuệ vô giá, trong đó có
di sản báo chí. Tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm cách mạng được
hàm chứa trong các tác phẩm báo chí Hồ Chí Minh là bất tận đối với các thế hệ
người Việt Nam.
Hơn nửa thế kỷ Người dành thời gian, tâm huyết, trí tuệ và công sức cho sự
nghiệp báo chí cách mạng thì đối với mỗi chúng ta, niềm tin son sắt và sự khẳng
208