Page 259 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 259

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên do Nguyễn Ái Quốc thành lập đã
                      mở rộng tổ chức về trong nước, thành lập các Kỳ bộ, Tỉnh bộ và Chi bộ của

                      Hội tại nhiều địa phương. Tổng bộ - cơ quan Trung ương của Hội đã có chủ
                      trương “Vô sản hóa”, đưa hội viên vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền và tổ
                      chức tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lênin, gây dựng cơ sở trong giai cấp công
                      nhân còn non trẻ, tổ chức công nhân đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, và thực
                      hiện “ba cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) với giai cấp cần lao để rèn luyện,
                      trưởng thành trong thực tế cuộc sống.
                            Đến  nửa  cuối  năm  1929,  tại  Việt  Nam,  các  tổ  chức  cộng  sản  là  Đông

                      Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, sau đó là Đông Dương Cộng
                      sản Liên đoàn được thành lập, phản ánh sự lớn mạnh của phong trào cách mạng
                      ở cả ba miền. Tuy nhiên, đã xuất hiện sự kèn cựa, tranh giành quần chúng, mâu
                      thuẫn giữa các tổ chức cộng sản. Mặc dù các tổ chức này cũng có động thái hợp
                      nhất hai lần nhưng đều không đi đến kết quả, do khác nhau về quan điểm, nhận
                      thức về vai trò, vị trí của từng tổ chức. Quốc tế Cộng sản nắm được tình hình đó,
                      cũng có ý kiến chỉ đạo các tổ chức này cần phải thống nhất thành một đảng.

                            Với uy tín và tinh thần trách nhiệm, Nguyễn Ái Quốc đã chủ động triệu tập
                      đại  biểu  của  Đông  Dương  Cộng  sản  Đảng  và  An  Nam  Cộng  sản  Đảng  tới
                                                  1
                      Hương Cảng, Hồng Kông , tổ chức Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng sản
                      Việt Nam vào mùa xuân năm 1930. Các văn kiện do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo
                      như Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách lược vắn tắt của Đảng được Hội nghị
                      thảo luận, thông qua, trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. Sự ra đời
                      của  Đảng  Cộng  sản  Việt  Nam  là  một  sự  kiện  lịch  sử,  một  bước  ngoặt  trong
                      phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam, chấm dứt sự khủng

                      hoảng, bế tắc về đường lối cứu nước. Sự chủ động của Nguyễn Ái Quốc có ý
                      nghĩa quyết định đối với sự ra đời của Đảng. Từ đây, cách mạng giải phóng dân
                      tộc của Việt Nam đã có một chính đảng tiền phong của giai cấp công nhân đi
                      theo chủ nghĩa Mác-Lênin lãnh đạo.

                            Thời kỳ thứ ba từ năm 1930 đến năm 1941
                            Đây là thời kỳ khó khăn của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Sau khi thành lập
                      Đảng Cộng sản Việt Nam, do có sự khác biệt về quan điểm tiến hành cách mạng
                      ở Việt Nam và Đông Dương giữa Nguyễn Ái Quốc với Quốc tế Cộng sản, nên
                      Quốc tế Cộng sản đã cử đồng chí Trần Phú về Việt Nam khảo sát tình hình và
                      viết Luận cương chính trị mới cho Đảng. Những khó khăn chủ yếu của Người
                      trong thời kỳ này là: Thứ nhất, Hội nghị Trung ương Đảng họp tại Hương Cảng

                      (10/1930) đã ra Nghị quyết thủ tiêu những văn kiện đã được thông qua tại Hội
                      nghị hợp nhất thành lập Đảng, tức là không thừa nhận Cương lĩnh chính trị đầu

                      __________
                            1. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn mới thành lập nên chưa kịp cử đại biểu dự Hội nghị.


                                                               257
   254   255   256   257   258   259   260   261   262   263   264