Page 274 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 274
người lao động Mỹ. Trong một lần tiếp nhà báo David Delingher vào năm 1966,
Người từng nói: “… tôi đã làm thuê cho người ta ở Brúclin (Brooklin) với lương
tháng 40 đôla..., tôi làm việc không đến nỗi vất vả lắm và dùng một số thời gian
1
rảnh để học tập và đi thăm những khu vực trong thành phố” .
Những ngày sống trên đất Mỹ, Nguyễn Tất Thành cũng nhận một công việc
làm bánh tại một gian bếp của khách sạn Omni Parker House ở thành
phố Boston. Tại đây, Người thường lui tới khu vực Harlem, nơi ở của người da
đen, để tìm hiểu đời sống và cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc của
những người da đen tại Mỹ. Nguyễn Tất Thành làm quen với các phong trào đấu
tranh của người da đen với giới chủ, tới những cuộc quyên góp tiền gửi về giúp
đỡ quê hương châu Phi. Có lần khi trả lời nhà báo Anna Louise Strong, Người
nhớ lại thời kỳ này: “Khi ấy tôi chưa hiểu lắm về chính trị, nhưng tôi cảm thấy
họ đều là những người nghèo khổ đang mong muốn được tự do. Họ có bao
nhiêu tiền cũng bỏ ra trong lúc quyên góp, thế là tôi dốc cả tiền túi của mình ra
2
góp vào đấy” . Những điều thấy tại Mỹ đã giúp Nguyễn Tất Thành nhận ra
những quyền cơ bản của con người vẫn không được giai cấp tư sản cầm quyền
thực hiện đối với người lao động Mỹ, đặc biệt là nạn phân biệt chủng tộc đối với
người da đen và những cuộc chiến tranh xâm lược các nước.
Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành theo tàu rời Mỹ trở về Le Havre, sau đó
sang Anh. Thời kỳ đầu gặp nhiều khó khăn về kinh tế, để sinh sống Người nhận
cào tuyết cho một trường học, công việc rất mệt nhọc, mình mẩy đẫm mồ hôi tay
chân thì rét cóng, tuyết đóng thành băng vừa cứng vừa trơn. Công việc quá vất
vả, Nguyễn Tất Thành đành phải bỏ việc. Người tìm được việc khác đốt lò, từ
năm giờ sáng Người đã phải chui xuống hầm để nhóm lửa, suốt ngày đổ than
thay than trong lò, không khí ngột ngạt. Do không có đủ quần áo, trong hầm rất
nóng ngoài trời thì rét Người bị cảm nghỉ việc hai tuần liền.
Sau hai tuần nghỉ việc đốt lò vì bị cảm, Nguyễn Tất Thành đến làm thuê ở
khách sạn Drayton Court, đại lộ Drayton, khu West Ealing, phía Tây Luân Đôn.
Một thời gian sau, Nguyễn Tất Thành lại chuyển sang làm phụ bếp ở khách sạn
Carlton, phố Haymarket, một khách sạn nổi tiếng ở Luân Đôn. Người làm việc
dưới sự phụ trách của vua đầu bếp người Pháp Escoffier. Công việc của Nguyễn
Tất Thành là dọn dẹp bát đĩa và đồ đạc, Người làm rất cẩn thận. Đáng lẽ vứt
thức ăn thừa vào một cái thùng thì Bác lại để riêng những thức ăn còn sạch sẽ,
có lúc là một phần tư con gà hoặc còn nguyên cả miếng bít tết để đưa lại cho nhà
bếp cho những người nghèo khổ. Ông già Escoffier chú ý tới việc làm của người
thanh niên Nguyễn Tất Thành, cảm phục vì cách làm và nghĩ đến người nghèo
__________
1. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t. 1, tr. 37.
2 . Nguyễn Văn Toàn, Tinh thần quốc tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh, theo website
www.baoquankhu7.vn, ngày 5/6/2019.
272