Page 277 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 277
“Nguyễn Ái Quốc bắt đầu làm thợ ảnh cho ông Lenê (Lainé) ở nhà số 7 ngõ
Côngpoanh (Compoint). Người đề nghị được làm công nhật và có thể nghỉ buổi
1
chiều để làm việc riêng” …
Hàng ngày, Người chỉ làm việc buổi sáng để kiếm tiền, buổi chiều thì đi
đến thư viện đọc sách hoặc đến dự những buổi nói chuyện chính trị. Tối đến, đi
dự mít tinh ở Paris, chính tại đây Nguyễn Ái Quốc đã làm quen với những người
bạn như Léon Blum, Bracke, nhà văn Paul Vaillant Couturier, giáo sư Marcel
Cachin, nghị viên Mac Saugnier, nữ văn hào Colette… Trong những buổi mít
tinh, những cuộc hội họp nói chuyện, mọi người thảo luận tất cả vấn đề, hầu hết
Người đều tham gia phát biểu ý kiến, và khéo léo lái những vấn đề thảo luận
sang vấn đề thuộc địa, đặc biệt vấn đề Việt Nam.
Trong những buổi hội nghị, mít tinh, Nguyễn Ái Quốc được mọi người
hoan nghênh vì thái độ khiêm tốn, lời lẽ súc tích, và có lẽ tại Paris chỉ có Người
là người Việt Nam duy nhất dám đứng lên lên tiếng chống thực dân Pháp. Nhờ
sự khiêm tốn, giản dị, khéo léo của mình Người được nhiều người đồng tình ủng
hộ, trở thành người tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam. Chủ nhiệm Câu lạc
bộ Faubourg, ông Léo Poldès từng viết về Nguyễn Ái Quốc: “Chỉ là người thợ
ảnh giản dị ở ngõ hẻm Compoint, ông đã từng tham dự với chúng tôi trong
những cuộc thảo luận náo nhiệt. Ngay những người cừu địch với ông không ai
2
không thán phục trí thông minh, tài năng và lòng thành thực của ông” .
Nguyễn Ái Quốc không chỉ hoạt động với tư cách là một chiến sĩ cách
mạng Việt Nam mà còn xuất hiện trên trường chính trị như một chiến sĩ quốc tế,
đấu tranh cho độc lập tự do của các dân tộc thuộc địa. Để mở rộng việc tuyên
truyền đến các thuộc địa, năm 1922, Người cùng với một số người yêu nước ở
Pháp sáng lập ra Hội Liên hiệp thuộc địa, xuất bản báo Le Paria (Người cùng
khổ) làm cơ quan ngôn luận của Hội. Nguyễn Ái Quốc như linh hồn của tờ báo,
Người vừa làm chủ nhiệm, chủ bút, thủ quỹ, xuất bản, liên lạc và đôi khi còn
trực tiếp đi bán báo. Lúc đầu, Nguyễn Ái Quốc gửi bán tại những cửa hàng nhỏ,
nhưng bán không được nhiều. Vì vậy, Người nghĩ ra cách phát báo trong những
cuộc mít tinh, bước lên diễn đàn, và tuyên truyền.
Trên con đường hoạt động cách mạng của mình, Nguyễn Ái Quốc đã đặt
chân lên hầu khắp các châu lục, nhiều quốc gia, tiếp xúc nhiều nền văn hóa, vì
vậy Người thông thuộc nhiều thứ tiếng mà chủ yếu là tự học.Trong bản lý lịch
đại biểu dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII tại Mátxcơva vào tháng
7/1935, Người đã khai rõ trong lý lịch: “Họ và tên: Lin. Trình độ học vấn: Tự
học. Biết các thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga”. Trên thực tế,
dựa vào những lần Người đi thăm nước ngoài, cũng như những lần đón tiếp các
__________
1. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t. 1, tr. 126.
2. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t. 1, tr. 118.
275