Page 275 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 275

của Người. Từ đó, Nguyễn Tất Thành được ông vua bếp đưa vào chỗ làm bánh
                      với mức lương cao hơn.
                            Những ngày đầu tiên đến nước Anh, sáng sớm và buổi chiều trước và sau

                      giờ làm việc kiếm sống, Người đều miệt mài tự học, Người học tiếng Anh. Hằng
                      tuần, vào các ngày nghỉ, Người còn học tiếng Anh với một giáo sư người Ý. Với
                      số tiền dành dụm được, vừa đủ trả tiền thuê phòng, tiền học sáu bài chữ Anh,
                      còn  lại chỉ đủ những bữa ăn đạm bạc. Thời kỳ ở nước Anh, ngoài  điều kiện
                      thuận lợi cho Nguyễn Tất Thành học tiếng, điều kiện xã hội và chính trị đương
                      thời còn giúp Người hiểu biết nhiều về chế độ chính trị của xã hội tư bản, về đấu
                      tranh giai cấp giữa công nhân và tư sản, tìm hiểu về các dân tộc bị thực dân Anh
                      thống trị.
                            Nhưng nếu ở nước Pháp, nước đang đô hộ dân tộc mình thì sẽ có nhiều
                      thông tin về quê hương hơn. Giữa lúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra
                      ác liệt, tình hình Đông Dương đang có những biến động, vào khoảng cuối năm
                      1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công. Hơn nữa nhờ liên lạc một số

                      người  Việt  Nam  đang  ở  Paris,  trong  đó  có  cụ  Phan  Chu  Trinh,  Nguyễn  Tất
                      Thành  càng  hiểu  hơn  điều  kiện  thuận  lợi  khi  mình  có  mặt  ở  Paris,  do  đó,
                      Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp để có điều kiện trực tiếp hoạt động trong
                      phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp.
                            Thời gian đầu trở lại Pháp, chưa có giấy tờ hợp pháp, cuộc sống của Người
                      lúc đó gặp rất nhiều khó khăn. Vừa hoạt động chính trị, vừa phải kiếm sống một
                      cách chật vật, khi thì làm thuê cho một hiệu ảnh, khi thì viết báo, nhưng Người
                      vẫn kiên trì, hăng say học tập và hoạt động. Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành
                      gia nhập Đảng Xã hội Pháp, chỉ vì đây là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng
                      cao quý của Đại cách mạng Pháp: “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”.

                            Tháng 6/1919, Thay mặt Hội những người yêu nước Việt Nam tại Pháp,
                      Nguyễn Tất Thành gửi bản Yêu sách tám điểm của nhân dân An Nam tới Hội
                      nghị Versailles (Vécxây) đòi quyền tự do, dân chủ cho dân tộc Việt Nam, dưới
                      bản Yêu sách ký tên Nguyễn Ái Quốc. Dù được học tiếng Pháp trước đó vài
                      năm nhưng Nguyễn Tất Thành vẫn chưa thể viết tiếng Pháp thành thạo. Người
                      soạn thảo bản Yêu sách và nhờ luật sư Phan Văn Trường dịch sang tiếng Pháp,
                      in  trên  báo  L’Humanité  (Nhân  đạo)  và  báo  Le  Populaire  (Dân  chúng)  ngày
                      18/6/1919, với nhan đề Quyền của các dân tộc. Đồng thời, bản Yêu sách được in
                      thành truyền đơn, dưới hai đầu đề: Quyền của các dân tộc và Yêu sách của nhân
                                   1
                      dân An Nam .
                            Ngôn  ngữ  chính  là  vũ  khí  vạn  năng,  vì  vậy,  Nguyễn  Ái  Quốc  muốn  sử
                      dụng  thành  thạo  tiếng  Pháp trên địa  bàn nước  Pháp.  Nhưng học với  ai?  Học


                      __________
                            1. Mai Văn Bộ, Con đường vạn dặm của Hồ Chí Minh, Nxb. Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh,
                      1998, tr. 88.


                                                               273
   270   271   272   273   274   275   276   277   278   279   280