Page 276 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 276

bằng cách nào? Là điều Nguyễn Ái Quốc băn khoăn. Vì báo Le Populaire cơ
                      quan của Đảng Xã hội Pháp đã đăng bản Yêu sách, nên Nguyễn Ái Quốc đến
                      gặp chủ nhiệm báo này. Jean Longuet chủ nhiệm báo Le Populaire đã khuyến

                      khích Nguyễn Ái Quốc học nghề làm báo. Vì thường xuyên lui tới tòa báo Le
                      Populaire, Nguyễn Ái Quốc lại có dịp làm quen với chủ bút tờ La Vie Ouvrière
                      (Đời sống thợ thuyền), người đã dạy Nguyễn Ái Quốc học viết báo.
                            Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của chủ bút tờ La Vie Ouvrière, Nguyễn Ái Quốc
                      bắt đầu viết báo nhưng viết rất khó khăn do hạn chế vốn từ, thường Người viết
                      làm hai bản, gửi cho tòa báo một bản, giữ lại một bản. Khi thấy bài báo của
                      mình được đăng, Nguyễn Ái Quốc đọc lại so sánh và sửa những chỗ mình viết
                      sai. Người tập viết từ những bài báo ngắn cho đến dài, viết từ những bài báo dài
                      cho đến ngắn,  cách viết nào cũng khó khăn. Ngày 2/8/1919, báo L’Humanité
                                                                                                          1
                      đăng bài viết đầu tiên của nhà báo Nguyễn Ái Quốc với nhan đề Vấn đề bản xứ .
                      Với sự nỗ lực, kiên trì, Nguyễn Ái Quốc đã thành công, bước vào làng báo chí
                      từ giai đoạn đó, trở thành một cây bút có uy tín lúc bấy giờ.

                            Ngoài viết báo, Người còn viết cả truyện. Truyện ngắn đầu tiên Người viết
                      được đăng trên báo L’Humanité, tả về đời sống thợ thuyền ở Paris mà cũng là
                      cuộc sống của Người lúc đó. Tờ báo đã trả cho bài viết một trăm quan, một số
                      tiền lớn đối với Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ, và là thành công cả về mặt văn
                      chương và tài chính. Thành công này đã khuyến khích cho Người viết những
                      truyện ngắn khác, với đề tài về các nước thuộc địa, về Việt Nam, về quê hương
                      đang bị thực dân áp bức bóc lột. Người viết sách Bản án chế độ thực dân Pháp
                      (Le Procès de la colonisation française) lên án chế độ thực dân ở các nước thuộc
                      địa, Người viết vở kịch Con Rồng tre (Le dragon en bambous) phê phán vạch
                      trần bộ mặt bán nước của vua quan phong kiến làm tay sai cho thực dân Pháp.

                            Ngoài việc tập viết báo, viết truyện…, Người còn rất thích đọc sách, đặc
                      biệt là sách lịch sử, văn học nước ngoài, Người thích đọc Shakespeare và Dicken
                      bằng tiếng Anh; Lỗ Tấn bằng tiếng Trung; Hugo, Zola bằng tiếng Pháp… Sách
                      báo đã ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu sắc đến tư tưởng và tình cảm của Người, sớm
                      hình thành ở Người sự đồng cảm yêu thương những con người cùng khổ. Người
                      cũng quan điểm bất cứ công việc gì cũng cần phải đọc sách, không ngừng đọc
                      sách là nâng cao kiến thức.
                            Trong thời gian ở Paris, Nguyễn Ái Quốc sống rất cực khổ để có tiền trang
                      trải cuộc sống, ngoài viết báo Bác còn làm nghề rửa ảnh và phóng đại ảnh (chính
                      cụ  Phan  Chu  Trinh đã dạy  Bác  nghề  này).  Năm  1920,  “với  tên  gọi  Văn  Cô,
                      Nguyễn Ái Quốc thường đến nhà ông Pêra (Péra), thợ ảnh, ở số 4 phố Muchiê
                                                                                          2
                      Ôbécvillê (Moutier Aubervilliers), Paris để sửa ảnh, phóng ảnh” . Tháng 5/1922,

                      __________
                            1. Mai Văn Bộ, Con đường vạn dặm của Hồ Chí Minh, Sđd, tr. 89.
                            2. Hồ Chí Minh - Biên niên tiểu sử, Sđd, t. 1, tr. 88.


                                                               274
   271   272   273   274   275   276   277   278   279   280   281