Page 279 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 279

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Tôi là thanh niên, tôi khỏe, tôi chịu được
                                                             1
                      khổ và tôi muốn đi xem các nước” . Người đi tìm đường cứu nước với hành
                      trang trên vai là chủ nghĩa yêu nước, mang theo một chí hướng lớn với một niềm

                      tin sắt đá: Hẹn ngày trở về giải phóng Tổ quốc và đem lại tự do cho đồng bào.
                      Vì yêu nước, Người đã tự nguyện chấp nhận cuộc sống làm thuê với đồng lương
                      ít ỏi, rẻ mạt để kiếm sống, để hoạt động chính trị. Khát vọng giải phóng dân tộc
                      đã giúp Người có sức mạnh phi thường, bền bỉ tự học, tự đào tạo. Có thể nói
                      rằng đi đến đâu, Người cũng lao động và học tập, tìm mọi cách để học hỏi, để
                      trang bị cho mình thật nhiều kiến thức phong phú, hữu ích, có thể vận dụng vào
                      thực tiễn khách quan của đất nước.
                            Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một quá trình vừa lao động vừa học
                      tập vừa hoạt động cách mạng. Thông qua lao động để học tập, học tập để hoạt
                      động cách mạng, hoạt động cách mạng giúp đạt được mục đích, lý tưởng của
                      mình. Qua hoạt động cách mạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và
                      nhân cách của bản thân. Quá trình ấy đã tạo nên Hồ Chí Minh, một thầy giáo

                      mẫu mực, một nhà giáo dục vĩ đại. Người đã để lại tấm gương cao đẹp về tinh
                      thần tự học và học tập suốt đời mà chúng ta phải noi theo.
                            Việc cần mẫn lao động, và tự học từ thực tiễn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
                      có mục đích cuối cùng là làm cách mạng, giải phóng dân tộc và xây dựng đất
                      nước. Người đã đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi bằng sự trải nghiệm
                      thực tế, bằng sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể
                      ở Việt Nam. Vận dụng sáng tạo chính là quá trình tự thích nghi, tự tìm tòi thâm
                      nhập thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, phát huy nội lực. Sâu xa hơn, đó là quá
                      trình tự học, tự giáo dục để làm cho nhân cách và năng lực của mình phù hợp
                      với mục tiêu, lý tưởng, phù hợp với yêu cầu công việc. Việc lao động để được

                      học hỏi thêm nhiều tri thức mới diễn ra suốt cuộc đời cách mạng của Chủ tịch
                      Hồ Chí Minh, cho tới khi tuổi cao, sức yếu, Người vẫn giữ được tinh thần tự
                      học như xưa.
                            Dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, lớp lớp thế hệ người Việt Nam
                      đã vững bước trên con đường mà Người đã chọn. Đó là con đường của độc lập
                      dân tộc và chủ nghĩa xã hội, con đường mang tầm nhìn vượt thời gian đưa đất
                      nước và dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao khó khăn, thử thách, đi từ thắng lợi
                      này đến thắng lợi khác, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, thực hiện
                      công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thoát khỏi nước
                      kém phát triển, từng bước tiến lên “sánh vai với các cường quốc năm châu”,
                      thực hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
                            Tấm gương lao động và học tập suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để

                      lại nhiều bài học và những chỉ dẫn quý báu, trong đó có những nội dung rất cơ

                      __________
                            1. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Sđd, tr. 24.


                                                               277
   274   275   276   277   278   279   280   281   282   283   284