Page 282 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 282

văn minh của quần chúng bản xứ ở các thuộc địa.
                            Để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam, trong những năm tháng ở
                      Pháp, Người đã viết tác phẩm tiêu biểu Đông Dương đăng Tạp chí Cộng sản số

                      14  và  số  15  năm  1921  (Đây  có  thể  được  xem  là  mốc  mở  đầu  cho  quá  trình
                      truyền  bá  chủ  nghĩa  Mác-Lênin  về  Việt  Nam  của  Người).  Trong  bài  viết,
                      Nguyễn Ái Quốc đã trình bày những điều kiện thuận lợi của châu Á nói chung
                      và Đông Dương nói riêng cho việc truyền bá tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Trên
                      nền tảng đó, Nguyễn Ái Quốc tiến hành tổ chức các cuộc vận động trong đội
                      ngũ những người cộng sản Pháp và những nhà yêu nước của các dân tộc thuộc
                      địa sống ở Paris ủng hộ phương hướng hoạt động của  mình, và đã được mọi
                      người tạo điều kiện cho Người triển khai hoạt động theo hướng đó.
                            Trước hết, Người sử dụng những phương tiện sẵn có của các tổ chức chính
                      trị cánh tả Pháp và tạo ra những phương tiện, những tổ chức chính trị mới của
                      các dân tộc bị nô dịch. Nguyễn Ái Quốc tiếp tục duy trì hoạt động với các tờ báo
                      cánh tả  Pháp, đặc biệt là những tờ báo, tạp  chí có lập  trường dứt khoát theo

                      đường lối của Quốc tế Cộng sản, Người viết báo và lấy những người bị áp bức
                      bóc lột ở các thuộc địa làm đối tượng chủ yếu cho ngòi viết của mình.
                            Hai là, nhằm  tập hợp và gắn kết  những  người  yêu  nước của  các nước
                      thuộc địa trong một khối thống nhất, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Hội Liên
                      hiệp thuộc địa và xuất bản báo Le Paria (Người cùng khổ) mà Người là chủ
                      nhiệm kiêm chủ bút.
                            Ngày 26/6/1921, Nguyễn Ái Quốc cùng với một số đồng chí tổ chức họp
                      bàn việc thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa, có chương trình, điều lệ rõ ràng. Đây
                      là hình thức liên minh của các dân tộc bị áp bức lần đầu tiên xuất hiện trong lịch
                      sử đấu tranh giải phóng dân tộc và là một hình thức có một không hai ra đời tại

                      trung tâm của chính nước đế quốc đang thống trị họ. Một trong những hoạt động
                      tiêu biểu nhất của Hội Liên hiệp Thuộc địa là xuất bản tờ báo Le Paria làm cơ
                      quan ngôn luận của mình. Ngày 1/4/1922, báo Le Paria ra số đầu tiên và đến
                      năm 1926 thì đình bản, ra tổng cộng tất cả 38 số.
                            Như  vậy,  việc  sử  dụng  báo  Le  Paria  làm  cơ  quan  ngôn  luận  cho  thấy
                      Nguyễn Ái Quốc rất chú trọng đến vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền
                      hình thức và đường lối đấu tranh cho các dân tộc thuộc địa bị áp bức. Qua đó,
                      kêu gọi các dân tộc thuộc địa hãy đoàn kết trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
                      thực dân, giành độc lập dân tộc.
                            Ngoài báo chí, Nguyễn Ái Quốc còn sử dụng các hình thức khác như: diễn
                      thuyết, viết kịch… để truyền bá tư tưởng cách mạng của mình. Có thể nói, với
                      sự xuất hiện của tờ báo Le Paria, một phương tiện truyền bá chủ yếu thời kỳ này,

                      tư tưởng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc theo quan điểm Mácxít đã đến được
                      với nhân dân lao động ở chính quốc và ở các nước thuộc địa một cách ta thường
                      xuyên và có hệ thống. Có thể nói, đây chính là thời kỳ Nguyễn Ái Quốc đặt nền


                                                               280
   277   278   279   280   281   282   283   284   285   286   287