Page 283 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 283

móng cho toàn bộ sự nghiệp của mình, cũng là toàn bộ tương lai của đất nước.
                            Đây là lần đầu tiên tư tưởng đoàn kết quốc tế đấu tranh của Nguyễn Ái
                      Quốc được thể hiện bằng tổ chức và đó cũng là một trong những nguồn gốc

                      tư tưởng về ngoại giao của Người. Tờ báo do Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng
                      lập được lấy tên Người cùng khổ nhằm mục đích đấu tranh giành độc lập, tự
                      do  và  giải  phóng  con  người.  Điều  này  chứng  tỏ  tư  tưởng  giải  phóng  con
                      người và sử dụng vai trò của báo chí trong việc đấu tranh giải phóng dân tộc
                      xuất hiện từ rất sớm ở Nguyễn Ái Quốc.
                            Ngoài  ra,  trong  những  năm  1920-1923,  với  cương  vị  Trưởng  Tiểu  ban
                      Đông  Dương  trong  Ban  Nghiên  cứu  Thuộc  địa  của  Đảng  Cộng  sản  Pháp,
                      Nguyễn Ái Quốc đã tham dự Đại hội I và Đại hội II Đảng Cộng sản Pháp. Trong
                      các Đại hội này, Người đã phê bình Đảng Cộng sản Pháp chưa quan tâm đúng
                      mức đến vấn đề thuộc địa.
                            Đại  hội  II  Đảng  Cộng  sản  Pháp,  họp  từ  ngày  21  đến  ngày  24/10/1922,
                      Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội và có bài phát biểu nhấn mạnh vai trò của cách

                      mạng  ở  các  nước  thuộc  địa.  Theo  đề  nghị  của  Nguyễn  Ái  Quốc,  Đại  hội đã
                      thông qua Lời kêu gọi những người bản xứ ở các thuộc địa. Đó là một yếu tố
                      tích cực tác động đến phong trào đấu tranh ở các thuộc địa. Cũng tại Đại hội,
                      Nguyễn Ái Quốc đã gặp đại biểu của Quốc tế Cộng sản là Dmitry Manuilsky,
                      đồng chí đó đã hỏi Người về tình hình và phong trào đấu tranh ở các thuộc địa,
                      cũng vì thế, sau đó Quốc tế Cộng sản đã nhận thức rõ hơn những yêu cầu của
                      cách  mạng  ở  các  thuộc  địa.  Sau  một  thời  gian  tích  cực  hoạt  động  tại  Pháp,
                      Nguyễn Ái Quốc thấy rõ sự cần thiết phải tới Tổ quốc của V.I. Lênin và Quốc tế
                      Cộng sản.
                            Như vậy, thời gian hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp tuy không dài

                      nhưng là thời kỳ quan trọng đối với cách mạng Việt Nam. Đó là thời kỳ Nguyễn
                      Ái Quốc đặt nền móng cho sự nghiệp hoạt động cách mạng của Người. Chúng ta
                      có thể khẳng định rằng, trong quá trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái
                      Quốc, tư tưởng về ngoại giao cũng dần được hình thành. Tuy ra đời sau tư tưởng
                      về con đường cách mạng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh nhưng tư tưởng
                      về ngoại giao của Người lại song song phát triển và bổ trợ cho quá trình hoạt
                      động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc sau này. Sự kiện thành lập Hội Liên hiệp
                      thuộc địa và sự ra đời của tờ báo Le Paria đánh dấu tư tưởng ngoại giao của
                      Nguyễn Ái Quốc bắt đầu hình thành.


                            1.2. Thời kỳ 1923-1930
                            Sau một thời gian làm việc và hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp (1923-
                      1924), Nguyễn Ái Quốc tiếp tục sang Liên Xô nhằm tìm hiểu quê hương cách
                      mạng cũng như học tập nghiên cứu về chủ nghĩa Mác-Lênin.

                            Được sự giúp đỡ của các đồng chí cộng sản Pháp, Đức, Nga và Quốc tế


                                                               281
   278   279   280   281   282   283   284   285   286   287   288