Page 286 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 286

đồng thời trực tiếp chỉ đạo phong trào cách mạng Việt Nam, vì ở Quảng Châu có
                      nhiều người yêu nước từ Việt Nam sang. Đây cũng là cơ hội tốt để Nguyễn Ái
                      Quốc truyền bá tư tưởng, lý luận Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong

                      trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị chính trị, tư tưởng cho việc thành lập Đảng
                      Cộng sản Việt Nam.
                            Nguyễn Ái Quốc đã tập hợp những người yêu nước tiêu biểu và thành lập
                      Hội  Việt  Nam  Cách  mạng  Thanh  niên,  ra báo  Thanh niên,  số đầu phát  hành
                      ngày 21/6/1925 và mở lớp huấn luyện đào tạo trực tiếp cho cán bộ cách mạng
                      Việt Nam. Những sự kiện này có ảnh hưởng lớn tới việc phát triển phong trào
                      cách mạng trong nước theo lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng
                      thời là sự chuẩn bị tích cực về tư tưởng, lý luận, về đường lối chính trị và tổ
                      chức, cán bộ để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam và Đông Dương.
                            Với sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản và các đồng chí cộng sản của Liên
                      Xô, Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc liên tục mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán
                      bộ từ trong nước sang. Những bài giảng của Người tại lớp huấn luyện được tập

                      hợp in thành cuốn Đường Kách mệnh (1927). Tác phẩm đã trình bày một cách
                      ngắn gọn, dễ hiểu những nội dung cơ bản về con đường cách mạng Việt Nam và
                      đoàn kết quốc tế. Kết thúc khóa học, các đồng chí trở về nước trực tiếp lãnh đạo
                      phát  triển  tổ  chức  Hội  Việt  Nam  Cách  mạng  thanh  niên  và  phong  trào  cách
                      mạng trên phạm vi cả nước. Người đã lựa chọn những học viên ưu tú, trong đó
                      có Trần Phú được cử sang Mátxcơva (Liên Xô) học tại trường Trường Đại học
                      phương Đông. Việc tiếp tục truyền bá lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, xây
                      dựng nền tảng tư tưởng của Đảng được thực hiện một cách chủ động và tích cực.
                            Nét độc đáo của cách mạng Việt Nam là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sớm tiếp
                      thu lý luận Mác-Lênin từ cội nguồn, kết hợp với tư duy sáng tạo, trình bày lý

                      luận đó phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Tư tưởng cách mạng của Người đã
                      hình thành rất sớm trong quá trình chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam,
                      và cũng là sự phát triển sáng tạo học thuyết Mác-Lênin phù hợp với một số nước
                      thuộc địa nửa phong kiến.
                            Như  vậy,  với  ước  mong  đưa  dân  tộc  Việt  Nam  thoát  khỏi  cảnh  nô  lệ,
                      Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước và
                      tư tưởng độc lập, tự do luôn luôn trong trái tim Người. Ngay từ những tác phẩm
                      đầu tiên, Người đã vạch rõ những trò bịp bợm của chủ nghĩa thực dân, đế quốc
                      khi chúng rêu rao tự do, bình đẳng. Tư tưởng độc lập, tự do, bình đẳng giữa các
                      dân tộc, quan điểm độc lập, tự chủ, sáng tạo trong vận dụng chủ nghĩa Mác-
                      Lênin đã được Nguyễn Ái Quốc liên tiếp khẳng định, giương cao và thực hiện
                      một cách sinh động trong hoạt động của Người. Thông qua các tác phẩm Người

                      đã viết từ năm 1921 đến 1927, Nguyễn Ái Quốc luôn khẳng định: Muốn cứu
                      nước,  giải  phóng  dân  tộc không  còn  con đường nào khác là con  đường  cách
                      mạng vô sản. Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được


                                                               284
   281   282   283   284   285   286   287   288   289   290   291