Page 285 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 285
độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô.
Trong thời gian hoạt động ở Quốc tế Cộng sản, Người đã nhiều lần phát
biểu ý kiến về tầm quan trọng chiến lược của các nước thuộc địa và phê bình
mạnh mẽ Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Cộng sản ở các nước có thuộc địa chưa
quan tâm đúng mức đến cách mạng ở thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc đã cố gắng hết
sức để Quốc tế Cộng sản và Đảng Cộng sản ở các nước phương Tây hiểu rõ
hoàn cảnh các nước thuộc địa, yêu cầu đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân
giành độc lập và có kế hoạch giúp đỡ những người cách mạng ở các nước thuộc
địa xây dựng chính đảng cách mạng, đào tạo cán bộ và giúp họ kinh nghiệm tổ
chức đấu tranh. Hoạt động trong Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc trưởng
thành về trình độ lý luận Mác-Lênin, nhận thấy sự cần thiết với nhiều hình thức
truyền bá lý luận đó vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt
Nam và các thuộc địa. Lý luận Mác-Lênin trở thành điều kiện trước tiên để giác
ngộ, thức tỉnh giai cấp công nhân, nhân dân lao động đứng lên tự giải phóng và
cũng là nhân tố hàng đầu để xây dựng một Đảng chân chính cách mạng.
Trong tác phẩm Cách mạng Nga và các dân tộc thuộc địa đăng trên báo La
Vie Ouvrière (Đời sống công nhân), số 20, năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã nhận
định: “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở
chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở các thuộc địa. Nếu
người ta muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi. Nếu người
ta chỉ cắt một vòi thôi, thì cái vòi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản;
1
con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra” . Vì vậy, giai cấp
công nhân và các Đảng Cộng sản ở các nước phương Tây phải tích cực ủng hộ
cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc được xuất
bản ở Pháp cuối năm 1925 đã tố cáo mạnh mẽ các tội các của thực dân Pháp,
nêu rõ nỗi thống khổ và sức mạnh của nhân dân các nước thuộc địa, nó đã gây
chấn động mạnh mẽ ở Việt Nam, Pháp và nhiều thuộc địa. Trong Bản án chế độ
thực dân Pháp, chủ nghĩa thực dân bị tố cáo trên mọi lĩnh vực: Kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội, bị kết tội ở mọi nơi mà bàn tay nhuốm máu của chúng đã giết
hại phụ nữ, trẻ em, người già…, tiến hành chính sách ngu dân và đầu độc.
Những bằng chứng xác đáng mà Nguyễn Ái Quốc đưa ra trong Bản án chế độ
thực dân Pháp đã truyền cảm xúc và khơi dậy mạnh mẽ lòng căm thù, tinh thần
đấu tranh quật khởi của nhân dân thuộc địa nhằm giành lại độc lập, tự do.
Ngày 25/9/1924, Quốc tế Cộng sản quyết định cử Nguyễn Ái Quốc tới
Quảng Châu (Trung Quốc), với nhiệm vụ phát triển ảnh hưởng của cách mạng
vô sản ở châu Á, nhất là vùng Đông Nam Á. Nguyễn Ái Quốc tới Quảng Châu
ngày 11/11/1924. Tại đây, Người thực hiện nhiệm vụ của Quốc tế Cộng sản,
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 320.
283