Page 284 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 284
Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc tới Liên Xô ngày 30/6/1923. Khi Người tới Liên
Xô, V.I. Lênin đang bị bệnh nặng, vì vậy Nguyễn Ái Quốc không gặp được V.I.
Lênin. Sau những ngày lễ tang của V.I. Lênin, tại Mátxcơva, Nguyễn Ái Quốc
với lòng biết ơn, cảm phục và tin theo V.I. Lênin, có dịp suy ngẫm nhiều về
những luận đề V.I. Lênin nêu ra, nhất là với cách mạng thuộc địa. Nguyễn Ái
Quốc đã viết nhiều bài về V.I. Lênin như: Lênin và các dân tộc thuộc địa đăng
trên báo Công nhân Bacu (Liên Xô), số 16, năm 1925, bài Lênin và Phương
Đông đăng trên báo Tiếng Còi Mátxcơva (Liên Xô), ngày 21/1/1926... Nguyễn
Ái Quốc viết: “Cho tới ngày Lênin mất, vẫn còn có nhiều dân tộc thuộc các màu
da chưa hiểu rõ Lênin là ai và nước Nga ở đâu. Bởi vì chủ nghĩa đế quốc thực
dân cố ý không cho họ biết điều đó. Nhưng tại những nơi xa xăm hẻo lánh ở
Đông Dương, người ta cũng đã nghe nói có một dân tộc ở miền Bắc xa xôi đã
đánh đuổi được bọn áp bức và tự quản lý lấy mình. Ở các nơi xa xăm hẻo lánh
nhất, người ta cũng biết rằng nước đó là nước Nga, và Lênin là người ưu tú nhất
1
của nước đó” .
Báo chí đã giúp Nguyễn Ái Quốc có thêm thông tin về các nước thuộc địa
và các nước trên thế giới. Chính nhờ hoạt động tuyên truyền của báo chí mà
Người biết đến nước Nga, biết đến Lênin để rồi tìm ra con đường cứu nước cho
dân tộc Việt Nam là cách mạng vô sản. Sau khi tìm đến quê hương của chủ
nghĩa cộng sản (nước Nga Xôviết), tận mắt chứng kiến cuộc sống tự do, hạnh
phúc của người dân nơi đây, Người lại càng khẳng định niềm tin vào con đường
cách mạng vô sản là con đường duy nhất giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách
áp bức của thực dân, phong kiến: “Đối với tất cả các dân tộc bị áp bức và bị nô
dịch, Lênin đã thể hiện một bước ngoặt trong lịch sử cuộc đời đau khổ và bị mất
2
quyền của họ, là tượng trưng cho một tương lai mới, xán lạn” .
Một sự kiện quan trọng trong thời gian làm việc ở Quốc tế Cộng sản là
ngày 10/10/1923, Nguyễn Ái Quốc đã tham dự Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế
Nông dân họp ở Điện Kremli (Mátxcơva). Tại thời điểm Nguyễn Ái Quốc ở
Liên Xô, trong bộ máy tổ chức của Quốc tế Cộng sản có Ban phương Đông,
giúp lãnh đạo, chỉ đạo phong trào cách mạng các nước phương Đông. Ngày
14/4/1924, Ban phương Đông thuộc Quốc tế Cộng sản ra quyết định nhận
Nguyễn Ái Quốc vào làm cán bộ ngoài biên chế của Ban. Cũng trong năm 1924,
Người tham dự Đại hội V Quốc tế Cộng sản và các Đại hội Quốc tế Thanh niên,
Quốc tế Cứu tế đỏ, Quốc tế Công hội đỏ. Tuy thời gian ở Liên Xô chỉ hơn một
năm nhưng Người đã tận mắt chứng kiến những thành tựu của nước Nga Xôviết,
những đổi thay của chế độ mới và Người khẳng định, đó chính là ưu việt của chế
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, t. 2, tr. 222
2. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 2, tr. 235.
282