Page 288 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 288

đường cách mạng vô sản mà Người lựa chọn.

                            2. Nguyễn Ái Quốc lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua khó khăn thử

                      thách, khẳng định tư tưởng, quan điểm về cách mạng giải phóng dân tộc

                            2.1. Thời kỳ 1930-1938

                            Giai  đoạn  này,  quan  điểm  về  cách  mạng  Đông  Dương  giữa  Nguyễn  Ái
                      Quốc và Quốc tế Cộng sản có sự khác nhau. Trước hết là quan điểm khác nhau
                      trong Quốc tế Cộng sản mà khuynh hướng “tả” khuynh đang giữ vai trò chủ đạo.
                      Mặt khác, là do Quốc tế Cộng sản còn thiếu thông tin, thiếu thực tế về phương
                      Đông, về các nước thuộc địa ở Đông Nam Á. Khuynh hướng này đã tác động
                      đến đường lối, chủ trương của nhiều Đảng Cộng sản ở các nước tư bản phát
                      triển cũng như các nước thuộc địa và phụ thuộc. Đảng Cộng sản Việt Nam là bộ
                      phận của Quốc tế Cộng sản, tất nhiên về mặt tổ chức, Đảng Cộng sản Việt Nam
                      phải chấp hành Nghị quyết của Quốc tế Cộng sản và không tránh khỏi bị chi

                      phối của khuynh hướng “tả” đó.
                            Theo yêu cầu của Quốc tế Cộng sản, tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung
                      ương, họp tại Hồng Kông từ ngày 14 đến ngày 31/10/1930, tên của Đảng được
                      đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương. Để Quốc tế Cộng sản hiểu rõ về tình
                      hình của cách mạng Việt Nam cần phải có thời gian và những hoạt động của thể
                      của cách mạng Việt Nam. Đảng ra đời đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh, cụ thể là
                      cao trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh. Thế nhưng,
                      thời cơ giành chính quyền chưa xuất hiện nên đế quốc Pháp đã đàn áp trắng trợn
                      phong trào cách mạng. Từ giữa năm 1931, phong trào tạm thoái trào. Cách mạng
                      Việt Nam gặp muôn vàn khó khăn.
                            Cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới, Nguyễn Ái Quốc
                      là thành viên của Quốc tế Cộng sản. Sau khi báo cáo tình hình cách mạng Việt

                      Nam lúc bấy giờ với Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã xin chỉ đạo của
                      Quốc tế Cộng sản. Trước tình hình đó, Quốc tế Cộng sản thường xuyên gửi thư
                      cho Đảng Cộng sản Đông Dương, ngoài việc biểu dương tinh thần đấu tranh
                      dũng cảm của nhân dân, thường xuyên chỉ đạo, uốn nắn kịp thời những vấn đề
                      về chiến lược, sách lược còn phê bình những hạn chế, thiếu sót cần khắc phục,
                      hướng dẫn những kinh nghiệm, phương pháp đấu tranh. Báo chí của Quốc tế
                      Cộng sản đăng hàng loạt bài viết giá trị về cao trào cách mạng 1930-1931, lên
                      án thực dân Pháp thực hiện chính sách khủng bố trắng. Quốc tế Cộng sản còn
                      phát động một phong trào công nhân dân và nhân dân lao động thế giới ủng hộ
                      cách mạng Đông Dương, chống khủng bố trắng, đòi ân xá tù chính trị, đồng thời

                      chỉ thị các bộ phận đẩy mạnh những hoạt động thiết thực để giúp đỡ Đảng Cộng
                      sản Đông Dương.
                            Sự quan tâm một cách kịp thời và có hiệu quả của Quốc tế Cộng sản không



                                                               286
   283   284   285   286   287   288   289   290   291   292   293