Page 298 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 298

phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội, giải phóng con người mà cuộc
                      Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 mở ra.

                            Sau khi trở thành chiến sĩ cộng sản, Nguyễn Ái Quốc hoạt động mạnh mẽ
                      trong tổ chức Đảng Cộng sản còn non trẻ này. Ngày 12/12/1921, Nguyễn Ái
                      Quốc dự Đại hội Đảng bộ quận Xen, nơi Người cư trú. Người được bầu là đại
                      biểu chính thức dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất Đảng Cộng sản Pháp
                      tại Marseille. Trong phiên họp thứ 9, ngày 29/12/1921, Nguyễn Ái Quốc có bài
                      phát biểu và phiên thứ 10 trong buổi chiều cùng ngày Người đọc dự thảo Nghị
                      quyết về chủ nghĩa cộng sản và các thuộc địa mà Người đã tham gia dự thảo.
                      Bài phát biểu của Nguyễn Ái Quốc bày tỏ sự vui sướng được là đại biểu chính
                      thức lần đầu tham dự Đại hội và khẳng định rằng, đó là một dấu hiệu tốt, vì điều
                      đó chứng tỏ rằng chỉ có trong chủ nghĩa cộng sản mới có tình anh em thưc sự và
                      bình đẳng, trong chủ nghĩa cộng sản mới thực hiện được sự hài hòa và hạnh
                      phúc trong chính quốc và trong các thuộc địa. Bài phát biểu lưu tại Thư viện

                      chính trị - xã hội Nga, phông: 517, mục lục: 4, hồ sơ: 40, tờ: 02, được sưu tầm
                      năm 2007, bản scan rõ nét.
                            Yêu cầu của thời đại đã đưa những người cùng hoàn cảnh xích lại gần nhau,
                      nhằm thúc đẩy phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, trong đó có Việt
                      Nam, việc thành lập một tổ chức liên kết các dân tộc thuộc địa trở nên tất yếu.
                      Tại Paris, Nguyễn Ái Quốc đã gặp gỡ nhiều nhà cách mạng châu Phi, châu Mỹ-
                      Latinh và họ có sáng kiến thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa vào tháng 7/1921.
                      Đây là Hội của những người đến từ các nước thuộc địa, thời gian đầu (1922-
                      1923), Hội có khoảng 200 thành viên. Nguyễn Ái Quốc nhanh chóng trở thành
                      một  trong  những  người  nổi  bật  trong  Hội  và  được  bầu  vào  Ban  thường  vụ.

                      Nguyễn Ái Quốc còn tham gia dự thảo Lời kêu gọi những người dân thuộc địa
                      sống trên đất Pháp gia nhập Hội Liên hiệp thuộc địa. Tài liệu mang ký hiệu lưu
                      trữ INDO/HCI/S.P.C.E 364, tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia Hải ngoại Pháp ở
                      Aix-en-Provence, sưu tầm năm 2007, bản scan rõ nét, 1 trang. Trong lời kêu gọi
                      còn trích yếu Điều lệ của Hội điều 2, điều 4, điều 10, điều 13 và điều 14 và một
                      phần giới thiệu Ban Chấp hành Hội gồm có:
                            Đông Dương: Nguyễn Ái Quốc (thợ sửa ảnh)
                            Đảo Réunion: Barquisseau (trạng sư)
                            Dahomey: Bloncourt (trạng sư)
                            Guadeloupe: Jean Baptiste (nhà buôn)
                            Quần đảo Antilles: Morinde (nhà buôn)
                            Martinique: Monnerville (đại diện thương mại)

                            Guyane: Honorien (Chủ nhiệm), Giám đốc Hội chữ thập đỏ.
                            Hội Liên hiệp thuộc địa ra đời là kết quả làm việc trong nhiều ngày của
                      nhóm người đồng chí hướng, đánh dấu một phong trào đoàn kết giữa các anh em




                                                               296
   293   294   295   296   297   298   299   300   301   302   303