Page 297 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 297

giới công nhân và chiến binh người Đông Dương đang ở Pháp. Cũng từ đó Bộ
                      thuộc địa tăng cường mua chuộc những tay sai người Việt, cho trà trộn vào quần
                      chúng để dò la, tìm hiểu những hoạt động của Hội những người An Nam yêu

                      nước, về Nguyễn Ái Quốc.
                            Mặc dù bản Yêu sách không được Hội nghị Vécxây xem xét đến, vì đây là
                      hội nghị để các nước đế quốc họp nhau phân chia thuộc địa sau Chiến tranh thế
                      giới thứ nhất. Tuy nhiên, bản Yêu sách đã gây được tiếng vang lớn và có ảnh
                      hưởng sâu sắc trong các giới ở Pháp cũng như nhân dân trong nước. Tên tuổi
                      Nguyễn Ái Quốc được trong nước biết đến như một niềm hy vọng đã lóe sáng
                      trong bầu trời đen tối, như một niềm tin, một khẩu hiệu đấu tranh mới, được
                      nhân dân trong nước đánh giá cao hình thức đấu tranh mới mẻ này. Bản Yêu

                      sách được ra mắt trước Hội nghị Quốc tế đánh thức sự thờ ơ của dư luận đối với
                      vấn đề Việt Nam, đã gây ảnh hưởng lớn đối với kiều bào. Bản Yêu sách này còn
                      làm cho số đông nhân dân Pháp bắt đầu chú ý đến vấn đề thuộc địa, muốn biết
                      những tập đoàn thực dân đã đè nén người dân thuộc địa đến mức nào.
                            Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành tham gia Đảng xã hội Pháp. Tại đây,
                      Người có điều kiện tiếp cận với những cuộc tranh luận về con đường cách mạng,

                      về Cách mạng Tháng Mười, về Quốc tế Cộng sản, về thái độ với vấn đề thuộc
                      địa. Từ tháng 7 đến tháng 8 năm 1920 tại Mátxcơva diễn ra Đại hội lần thứ II
                      Quốc tế Cộng sản, thông qua 21 điều kiện bắt buộc được công nhận đối với mỗi
                      tiểu ban quốc gia. Báo L’Humanité (Nhân đạo) đặc biệt trong bốn ngày từ 14
                      đến ngày 17/7/1920 đăng các nghị quyết chính của Đại hội, số ra ngày 16 và 17
                      đăng toàn văn Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn
                      đề thuộc địa của Lênin. Nguyễn Ái Quốc đã được tiếp cận với văn kiện này. Từ

                      đó việc hướng tới ủng hộ và gia nhập chủ nghĩa cộng sản được Người định hình
                      và khẳng định.
                            Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã
                      hội Pháp họp tại Tours (Tua) với tư cách là đại biểu chính thức và duy nhất của
                      các nước thuộc địa. Người cũng có bài tham luận về vấn đề thuộc địa, dũng cảm
                      tố cáo tội ác và những thủ đoạn áp bức bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp đối với

                      nhân  dân  Đông  Dương.  Yêu  cầu  Đảng  Xã  hội  phải  đánh  giá  đúng  tầm  quan
                      trọng của vấn đề thuộc địa, phải hoạt động thiết thực để ủng hộ những người bản
                      xứ bị áp bức. Bản tham luận của Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội Tua đã ghi dấu ấn
                      lịch sử, bởi ý nghĩa về sự hiện diện của một người thuộc địa đã tham gia thành
                      lập Đảng Cộng sản Pháp và đi đến quyết định đúng đắn bỏ phiếu tán thành tham
                      gia Quốc tế III, Quốc tế Cộng sản và cũng trở thành người cộng sản đầu tiên.
                      Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu một bước chuyển biến quyết định, thay đổi
                      về chất trong nhận thức tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc. Từ đây, Người

                      đã lựa chọn con đường đi cho cách mạng Việt Nam, con đường cách mạng giải


                                                               295
   292   293   294   295   296   297   298   299   300   301   302