Page 299 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 299
ở các nước thuộc địa, với tinh thần quốc tế mở rộng và có tầm ảnh hưởng sâu
rộng về sau. Hội đã làm việc tích cực trong suốt năm 1921 và khi Đại hội Đảng
Cộng sản Pháp họp vào cuối năm 1921, thì đường lối, chủ trương của Hội càng
được củng cố thêm. Chương trình hành động của Hội đã nhấn mạnh công tác
tuyên truyền, việc cần phát hành báo chí tại Pháp và các thuộc địa trở nên cấp
thiết. Vì vậy, Hội Liên hiệp thuộc địa xuất bản tờ báo Le Paria (Người cùng khổ)
làm cơ quan ngôn luận, ra số đầu tiên, tháng 4/1922. Nguyễn Ái Quốc là người
phụ trách chính trong việc xuất bản, đồng thời cũng là tác giả chính của các bài
báo được đăng. Báo Le Paria ra đời là diễn đàn của các dân tộc thuộc địa, nơi để
Nguyễn Ái Quốc và Hội Liên hiệp thuộc địa tuyên truyền tư tưởng giải phóng
các nước thuộc địa và là vũ khí chiến đấu, tố cáo tội ác thực dân, cái gọi là “khai
hóa” văn minh cho các nước khác.
Nguyễn Ái Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức xuất bản tờ báo
Le Paria, Người là tác giả rất nhiều bài viết và tranh biếm họa đăng trên tờ báo.
Những tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc đều phê phán chính sách của thực dân
Pháp đã và đang áp dụng ở các nước thuộc địa, đồng thời có nhiều bài viết về
thuộc địa ở châu Phi nhằm đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế. Năm 1922,
Nguyễn Ái Quốc hoạt động nhiều trên lĩnh vực báo chí, có những số Người viết
hai đến ba bài, không chỉ viết bài cho báo Le Paria mà còn viết cho nhiều tờ báo
khác như: La Vie Ouvrière (Đời sống công nhân), L’Humanité (Nhân đạo). Có
thể thấy, đây là thời điểm trên mặt trận tuyên truyền, trên báo chí, Nguyễn Ái
Quốc tấn công bọn thực dân dữ dội, công khai với tinh thần đoàn kết quốc tế.
Bởi vậy, cái tên Nguyễn Ái Quốc được ghi danh dày đặc trong tài liệu của mật
thám Pháp và cũng bị theo dõi, dò la, tìm hiểu một cách sát sao. Nguyễn Ái
Quốc đã trở thành nhà đối lập nguy hiểm nhất đối với các nhà chức trách Pháp
lúc bấy giờ.
Trước tình cảnh đó và theo yêu cầu của Quốc tế Cộng sản, ngày 13/6/1923,
Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Pari đi Liên Xô. Để có được chuyến đi trót lọt này
trong hoàn cảnh bị mật thám Pháp thường xuyên theo dõi, Nguyễn Ái Quốc đã
mất một thời gian dài chuẩn bị. Người đã làm việc và sinh hoạt thật nề nếp, buổi
sáng đi làm, buổi chiều đến thư viện, tối dự mít tinh, khuya về nhà ngủ để mật
thám Pháp quen với quy luật hoạt động của Người và Người cũng nắm vững
quy luật hoạt động của chúng. Và rồi, Người ung dung lên xe lửa rời Pháp. Sau
này nhắc lại cuộc ra đi ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Bác cố trấn tĩnh nhưng
đến khi xe lửa qua khỏi biên giới Pháp - Đức, trong ngực mới hết phập phồng...
Chắc chắn là bọn mật thám phụ trách gác Bác sẽ được quan thượng thư thuộc
địa “thưởng” cho một mẻ nên thân! Mà chính quan thượng thư cũng tức mình
297