Page 311 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 311
Ngày 01/4/1922, báo Le Paria ra số đầu tiên, in trên khổ giấy 36 x 50cm.
Măngsét của tờ báo in chữ Le Paria ở giữa. Bên phải có ba chữ “Lao động báo”
bằng chữ Hán, nhưng chữ “động” được viết thêm chữ “nhân đứng” do Nguyễn
Ái Quốc sáng tác ra, là tờ báo của người lao động. Bên trái, có hàng chữ Ả Rập
“An Mancurơ” có nghĩa tương tự như các chữ Pháp và Hán.
Từ số 1 đến số 20, báo lấy danh nghĩa Diễn đàn của nhân dân các thuộc
địa. Từ số 21 đến số 35, tiêu đề báo đổi thành Diễn đàn của giai cấp vô sản
thuộc địa. Số 36, 37 tiêu đề ghi Cơ quan của nhân dân bị áp bức ở các thuộc địa.
Số 38, báo đổi lại là Cơ quan của Hội Liên hiệp thuộc địa. Ban đầu, báo ra đều
đặn hàng tháng, sau đó thưa dần. Với thời gian hoạt động từ tháng 4/1922 đến
tháng 4/1926, báo ra 38 số.
Về số trang của báo, có 3 số ra 4 trang: số 10, 12, 36 và 37; 01 số ra 3 trang:
số 11; còn lại đều là 2 trang. Báo Le Paria in ở nhiều nơi khác nhau, vì số lượng
in ít, chỉ vài nghìn bản, không có lãi nhiều nên nhà in không muốn nhận, ban
biên tập báo thường xuyên phải tìm nơi có giá thấp để in.
Tài chính đối với tờ báo là một vấn đề đặc biệt căng thẳng mà ban biên tập
phải lo giải quyết. Vốn ít, giá in ấn cao, số lượng báo gửi đi các nước thuộc địa
hàng nghìn tờ, phát miễn phí, làm cho quỹ báo ngày càng hao mòn. Đa số những
người tâm huyết nhất với báo là những người nghèo, cuộc sống khó khăn nên số
tiền ủng hộ quyên góp cho báo không được là bao. “Các cộng tác viên phải bỏ
1
tiền túi ra để xuất bản, thay cho việc nhận tiền nhuận bút” . Để tăng nguồn thu
nhập, báo Le Paria đăng quảng cáo lịch trình các hãng tàu biển, chương trình
tham quan, hội nghị. Những số 4 trang thì để nguyên trang 4 và có khi là để một
phần trang 3 chuyên đăng quảng cáo về thuốc chữa bệnh, đồng hồ, dụng cụ lao
động bằng sắt thép…
Ban đầu, báo Le Paria được gửi đến các cửa hàng bán lẻ: Ở Paris là hiệu
sách thực chứng số 16, phố Saint Séverine và ngôi nhà số 3, phố Marché des
Patriarches và một đại lý ở Máctiních. Số người mua báo dài hạn rất ít. Ngoài ra,
Bộ Thuộc địa dụng tâm mua một số lượng lớn báo, mục đích bưng bít dư luận
trước các vấn đề chính trị thuộc địa phức tạp, bất lợi cho họ.
Trách nhiệm và quan hệ của Nguyễn Ái Quốc với báo Le Paria được phân
chia làm hai thời kì:
- Thời kì thứ nhất: từ số đầu đến số 14, hoặc đã chuẩn bị cho số 15, Người
làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, biên tập viên, phóng viên, trị sự in ấn, làm cả việc
phát hành và bán báo. Trong thời kì này, Nguyễn Ái Quốc giữ vai trò chủ chốt,
được coi là “linh hồn” của báo Le Paria.
- Thời kì thứ hai (tháng 6/1923): Người rời Pháp sang hoạt động tại Liên
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 463.
309