Page 314 - http://tvs.nlv.vn/trienlam
P. 314
1
bị xem như thân con chó” .
Trong những bài viết đăng trên báo Le Paria, Nguyễn Ái Quốc cũng dành
riêng một số bài viết về số phận phụ nữ Việt Nam, cũng là nét điển hình cho số
phận phụ nữ tại các nước thuộc địa. Mở đầu bài báo Phụ nữ Việt Nam và chế độ
thực dân Pháp, đăng trên báo Le Paria số 5, Người viết: “Chế độ thực dân, tự
bản thân nó, đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu rồi. Bạo
2
lực đó, đem ra đối xử với trẻ em và phụ nữ, lại càng bỉ ổi hơn nữa” . Tác giả đã
“kể lại những điều tai nghe, mắt thấy để chị em phụ nữ phương Tây hiểu rõ giá
trị của cái gọi là “sứ mạng khai hóa” mà bọn tư bản đã giành lấy độc quyền thi
2
hành, đồng thời hiểu rõ nỗi đau khổ của chị em phụ nữ ở thuộc địa” . Qua câu
chuyện một toán lính Pháp thiêu chết, hãm hiếp, đâm thủng bụng, chặt đầu và
chặt tay những người phụ nữ bản xứ để lấy chiếc nhẫn và chiếc vòng bằng kim
loại quý, Người đã dùng hai hình ảnh đối lập: một bên là “hình ảnh một người
đàn bà dịu hiền và được một hạng người nổi tiếng là hào hoa phong nhã ra sức
điểm tô”, và một bên, chính “những người hào hoa phong nhã” đó “lại đối xử
một cách hết sức bỉ ổi với người đàn bà bằng xương bằng thịt và xúc phạm một
3
cách vô liêm sỉ tới phong hóa, trinh tiết và đời sống của họ” . Người châu Âu,
nhất là phụ nữ, không thể hiểu trong thời kì lịch sử mà nền văn minh tư bản chủ
nghĩa ngự trị, có những kẻ mất hết nhân tính làm việc man rợ như vậy ở các
nước gọi là lạc hậu, đang chịu sự khai sáng của người nước họ. Những sự thật
đanh thép đó không những có giá trị tố cáo sâu sắc mà còn làm cho những người
có lương tri, thương cảm người dân bản xứ đau khổ và bất bình với bọn thực dân
vô nhân đạo.
Những trích dẫn trên cho thấy Nguyễn Ái Quốc đã tập trung bóc trần bản
chất thực sự của thực dân Pháp với những chính sách, thủ đoạn tàn bạo trên mọi
lĩnh vực đối với một xã hội thuộc địa. Từ đó, Người vạch mặt chỉ tên những kẻ
đại diện cho nước Pháp, cho nền “công lý” cai trị xứ Đông Dương. Trên trang
viết của Người, hình ảnh những tên cai trị từ Bộ trưởng Bộ thuộc địa như Albert
Sarault, các quan Toàn quyền Đông Dương như Merlin, Maurice Long, Léon
Archimbaud… những quan Thống đốc, những viên Công sứ cho đến các viên
chức hạng bét - tuy khác nhau về diện mạo nhưng đều giống nhau ở bản chất
độc ác, ngạo mạn, hèn mạt. Tất cả bọn chúng đều “nợ máu” với nhân dân Đông
Dương. Đặc biệt trong truyện ngắn Những trò lố hay là Varen và Phan Bội
Châu, đăng trên báo Le Paria số 36, 37 tháng 10/1925, dưới ngòi bút nghệ thuật
sắc sảo của Nguyễn Ái Quốc, tên Toàn quyền Varen đã bộc lộ bản chất xấu xa,
hành vi đen tối, hèn hạ của mình trước nhà yêu nước nhiệt thành, đáng kính
__________
1. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 113.
2, 2, 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 1, tr. 114.
312